Khoảng 8h ngày 29/4, đoàn khách đầu tiên gồm 30 người bắt đầu tham quan trụ sở HĐND và UBND TP HCM. Đoàn dừng trước lối vào tòa nhà hơn trăm tuổi trên đường Lê Thánh Tôn, nghe hướng dẫn viên giới thiệu về lịch sử, kiến trúc, quá trình phát triển qua từng thời kỳ trong khoảng 10 phút trước khi vào bên trong.
Toà nhà do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế và xây dựng từ năm 1889 đến 1909. Thời Pháp thuộc, nơi đây có tên Hôtel de ville hay còn gọi là Dinh xã Tây, đến năm 1954 đổi tên thành Toà đô chánh Sài Gòn và sau năm 1975 thì mang tên như hiện nay.
Công trình lấy hình mẫu từ tòa thị chính ở Paris theo phong cách Phục Hưng, thiết kế theo dạng lầu chuông đúc cao - kiểu kiến trúc phổ biến ở miền Bắc nước Pháp. Phần chính giữa là tháp nhọn nhô cao, hai bên có hai tầng mái cân đối.
Khoảng 8h ngày 29/4, đoàn khách đầu tiên gồm 30 người bắt đầu tham quan trụ sở HĐND và UBND TP HCM. Đoàn dừng trước lối vào tòa nhà hơn trăm tuổi trên đường Lê Thánh Tôn, nghe hướng dẫn viên giới thiệu về lịch sử, kiến trúc, quá trình phát triển qua từng thời kỳ trong khoảng 10 phút trước khi vào bên trong.
Toà nhà do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế và xây dựng từ năm 1889 đến 1909. Thời Pháp thuộc, nơi đây có tên Hôtel de ville hay còn gọi là Dinh xã Tây, đến năm 1954 đổi tên thành Toà đô chánh Sài Gòn và sau năm 1975 thì mang tên như hiện nay.
Công trình lấy hình mẫu từ tòa thị chính ở Paris theo phong cách Phục Hưng, thiết kế theo dạng lầu chuông đúc cao - kiểu kiến trúc phổ biến ở miền Bắc nước Pháp. Phần chính giữa là tháp nhọn nhô cao, hai bên có hai tầng mái cân đối.
Khách vào bên trong sẽ phải qua cửa kiểm tra an ninh, soi chiếu, balo túi xách phải gửi lại bên ngoài trước khi vào sảnh chính ở tầng trệt. Các khu vực tham quan bao gồm: sảnh chính tầng trệt, sảnh tầng một, các phòng tiếp khách, phòng họp, cầu thang, ban công nhìn ra phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Khách vào bên trong sẽ phải qua cửa kiểm tra an ninh, soi chiếu, balo túi xách phải gửi lại bên ngoài trước khi vào sảnh chính ở tầng trệt. Các khu vực tham quan bao gồm: sảnh chính tầng trệt, sảnh tầng một, các phòng tiếp khách, phòng họp, cầu thang, ban công nhìn ra phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Ông Nguyễn Văn Quế (quận 10) và cháu ngoại ngắm nhìn kiến trúc ở sảnh và cầu thang dẫn lên tầng một. "Không ngờ bên trong sang trọng như vậy. Tôi thích nhất là cầu thang và các bức phù điêu gắn trên tường", người đàn ông 71 tuổi nói.
Ông Nguyễn Văn Quế (quận 10) và cháu ngoại ngắm nhìn kiến trúc ở sảnh và cầu thang dẫn lên tầng một. "Không ngờ bên trong sang trọng như vậy. Tôi thích nhất là cầu thang và các bức phù điêu gắn trên tường", người đàn ông 71 tuổi nói.
Một nhóm học sinh của trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Thái Học tham quan tầng một của toà nhà. Hướng dẫn viên thuyết trình về những bức trang, phù điêu, chức năng các phòng ở đây.
Một nhóm học sinh của trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Thái Học tham quan tầng một của toà nhà. Hướng dẫn viên thuyết trình về những bức trang, phù điêu, chức năng các phòng ở đây.
Tại một phòng tiếp khách của UBND, đoàn tham quan được nghe giới thiệu về tấm bản đồ quy hoạch Sài Gòn năm 1900.
Tại một phòng tiếp khách của UBND, đoàn tham quan được nghe giới thiệu về tấm bản đồ quy hoạch Sài Gòn năm 1900.
Ông Phạm Văn Tuyên, Hội Cựu chiến binh phường Bến Thành (quận 1), đứng trước phòng tiếp khách của Chủ tịch UBND TP HCM. "Nhà gần đây nên tôi đi ngang qua toà nhà này thường xuyên mà nay mới được vào. Không gian sang trọng, trang trí rất đa dạng và cầu kỳ", ông nói.
Ông Phạm Văn Tuyên, Hội Cựu chiến binh phường Bến Thành (quận 1), đứng trước phòng tiếp khách của Chủ tịch UBND TP HCM. "Nhà gần đây nên tôi đi ngang qua toà nhà này thường xuyên mà nay mới được vào. Không gian sang trọng, trang trí rất đa dạng và cầu kỳ", ông nói.
Chị Đinh Thị Thái Hiền (quận 7) cùng con gái lưu lại khoảnh khắc lần đầu tham quan toà nhà. "Trải nghiệm chuyến tham quan này khá thú vị với hai mẹ con trong ngày nghỉ lễ. Hướng dẫn viên giới thiệu đầy đủ, dễ hiểu", chị Hiền nói.
Chị Đinh Thị Thái Hiền (quận 7) cùng con gái lưu lại khoảnh khắc lần đầu tham quan toà nhà. "Trải nghiệm chuyến tham quan này khá thú vị với hai mẹ con trong ngày nghỉ lễ. Hướng dẫn viên giới thiệu đầy đủ, dễ hiểu", chị Hiền nói.
Một du khách chụp lại hành lang hướng nhìn ra phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Một du khách chụp lại hành lang hướng nhìn ra phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Nổi bật ở bên trong toà nhà là các phù điêu được trang trí khắp cầu thang, cột, trần... và vẫn giữ được nét tinh xảo sau hơn một trăm năm tồn tại.
Nổi bật ở bên trong toà nhà là các phù điêu được trang trí khắp cầu thang, cột, trần... và vẫn giữ được nét tinh xảo sau hơn một trăm năm tồn tại.
Các bức tường và trần nhà vẽ trang trí bằng những bức tranh nhiều mắc sắc, chủ đề về những thiên thần, vòng hoa, lá cọ, cành nguyệt quế, ruy băng...
Các bức tường và trần nhà vẽ trang trí bằng những bức tranh nhiều mắc sắc, chủ đề về những thiên thần, vòng hoa, lá cọ, cành nguyệt quế, ruy băng...
Mỗi chuyến tham quan kéo dài khoảng 60 phút, hoàn toàn miễn phí. Khi kết thúc, khách sẽ được tặng kỷ niệm chương của thành phố. Trong hai ngày 29 và 30/4, Sở Du lịch TP HCM tổ chức 48 lượt tham quan dành cho cựu chiến binh và thanh niên, thiếu nhi thành phố và một số nhóm khách đăng ký sớm.
Các chuyến tham quan sau sẽ do các đơn vị du lịch tổ chức với chương trình cụ thể. Hiện số lượng khách đăng ký đạt gần 1.500 người. Vì vậy, để có thể tổ chức chu đáo chương trình này, Sở đã ngừng tiếp nhận các đăng ký mới.
Mỗi chuyến tham quan kéo dài khoảng 60 phút, hoàn toàn miễn phí. Khi kết thúc, khách sẽ được tặng kỷ niệm chương của thành phố. Trong hai ngày 29 và 30/4, Sở Du lịch TP HCM tổ chức 48 lượt tham quan dành cho cựu chiến binh và thanh niên, thiếu nhi thành phố và một số nhóm khách đăng ký sớm.
Các chuyến tham quan sau sẽ do các đơn vị du lịch tổ chức với chương trình cụ thể. Hiện số lượng khách đăng ký đạt gần 1.500 người. Vì vậy, để có thể tổ chức chu đáo chương trình này, Sở đã ngừng tiếp nhận các đăng ký mới.
Toàn cảnh toà nhà HĐND và UBND nhìn từ trên cao, phía trước là khu tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phố đi bộ Nguyễn Huệ. Năm 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận tòa nhà là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Toàn cảnh toà nhà HĐND và UBND nhìn từ trên cao, phía trước là khu tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phố đi bộ Nguyễn Huệ. Năm 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận tòa nhà là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Quỳnh Trần
Link nội dung: https://travelteam.vn/nhung-khach-dau-tien-tham-quan-tru-so-ubnd-tp-hcm-1102.html