Quán cà phê Nhật Bản sử dụng tính năng du lịch ảo. Ảnh: Courtesy of G1. |
Đại dịch xảy ra đã khiến du lịch truyền thống trở nên khó khăn hơn. Từ đó, một xu hướng mới ra đời mang tên du lịch thực tế ảo nhờ sự phát triển của khoa học và công nghệ. Mặc dù vẫn lo ngại về xu hướng mới này, nhiều người lại chỉ ra nhiều lợi ích.
Thưởng thức cà phê với trải nghiệm thực và ảo
Tại Nhật Bản, một quán cà phê tên anywhre (bất cứ nơi đâu) ở thành phố Osaka dự kiến mở cửa lại vào tháng 5 đang thu hút sự chú ý của nhiều người nhờ trải nghiệm du lịch ảo. Quán nằm trong một ngôi nhà 70 năm tuổi trên một con phố lịch sử. Bên trong, những món đồ nội thất vẫn mang tính truyền thống như chỗ ngồi trên chiếu tatami trên sàn nhà.
Quán cà phê cho phép du khách đến bất kỳ nơi nào trong vũ trụ ảo (metaverse). Điều này mang đến một cảm giác thực tế thông qua một cửa sổ rộng từ trần đến sàn. Cụ thể, phong cảnh bên ngoài cửa sổ quán sẽ thay đổi theo nhiều điểm đến khác nhau khi khách đeo kính thực tế ảo.
Quán cà phê mang đến sự tương phản trong kiến trúc giữa vẻ ngoài cũ kỹ và cảm giác hiện đại của không gian ảo bên trong. Ảnh: Natsuko Nakamura. |
Vào đầu tháng 3, phong cảnh bên ngoài của vũ trụ ảo là một bãi biển Okinawa. Khách hàng đến quán cà phê từng bàn luận về hòn đảo phía nam và thưởng thức buổi biểu diễn nhạc cụ sanshin trực tiếp.
Trong một phần của không gian ảo, khách hàng có thể nghe mô tả về các điểm tham quan của Okinawa. Tại một nơi khác, một cổng thông tin dẫn đến các điểm du lịch khác nhau ở Nhật Bản và nước ngoài.
Mặc dù vẫn đang được phát triển, quán cà phê sẽ thêm các tính năng như màn hình trong vườn hiển thị phong cảnh dãy núi Alps phía bắc của Nhật Bản. Khách hàng sẽ được trải nghiệm ngắm cảnh kết hợp việc thưởng thức loại bánh kẹo nổi tiếng từ khu vực.
Dự kiến, quán cũng thiết kế thêm một màn hình mái vòm trong khu vườn để du khách xem các sự kiện thể thao.
Định hình tương lai du lịch
Theo Keiichi Koshiba, người điều hành quán cà phê, họ xây dựng mô hình này như một phòng thí nghiệm để định hình tương lai du lịch.
Anh đặt mục tiêu làm việc với các chính quyền địa phương, nhà điều hành doanh nghiệp, người sáng tạo và sinh viên để xây dựng tương lai mới khi trải nghiệm ảo và thực tồn tại cùng nhau.
Koshiba coi du lịch ảo có những lợi thế riêng. Anh từng tham gia trực tiếp trong việc quản lý lễ khai mạc Olympic và một số sự kiện trên khắp Nhật Bản. Nhờ đó, anh mới cảm nhận rằng chúng ta đều có thể tận hưởng cảm giác thực nếu được bao quanh bởi những hình ảnh ở đó.
Xu hướng du lịch ảo
Theo tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản, khoảng 1,47 triệu người đã đến thăm Nhật Bản vào tháng 2, chiếm khoảng 60% con số trước đại dịch. Người Nhật cũng đang đi du lịch nhiều hơn khi ngành công nghiệp không khói hồi phục sau đại dịch.
Một số người gọi du lịch ảo là xu hướng tạm thời bắt nguồn trong đại dịch. Xu hướng mới này không thể cạnh tranh với du lịch truyền thống vì có một số nhược điểm như kích thước của hình ảnh và đòi hỏi có kính thực tế ảo.
Tuy nhiên, du lịch ảo ít tác động đến môi trường hơn. Đây còn là một xu hướng bền vững trong tương lai. Hơn nữa, người cao tuổi có thể dễ dàng tiếp cận và tận hưởng với xu thế mới này.
Khi tình trạng thiếu lao động của Nhật Bản trở nên nghiêm trọng hơn, du lịch thực và ảo sẽ bổ sung cho nhau hơn là cạnh tranh để tạo sự cân bằng việc làm.
Mục Du lịch - Ẩm thực gửi tới độc giả những tựa sách hay, truyền cảm hứng xê dịch. Không chỉ là những chuyến du lịch đơn thuần, mỗi tác phẩm kể lại hành trình khám phá, học hỏi nhiều điều hay từ những nền văn minh, địa điểm mới của các tác giả.
> Xem thêm: Sách cho người xê dịch
Link nội dung: https://travelteam.vn/quan-ca-phe-nhat-ban-ket-hop-the-gioi-thuc-va-du-lich-ao-1161.html