Trong thần thoại La Mã và Hy Lạp, trần gian và địa ngục được kết nối với nhau bởi một cái hang. Người Hy Lạp gọi hang này là Ploutonion, còn trong ngôn ngữ Mỹ Latin nó được gọi là Plutonium. Giới truyền thông thường gọi nó là Pluto. Ảnh: NBC News. |
Năm 2013, trong khi lần theo một suối nước nóng, một nhóm khảo cổ, dẫn đầu là giáo sư Francesco D'Andria thuộc đại học Salento (Italy) đã tái phát hiện cổng địa ngục này hiện nằm ở Thổ Nhĩ Kỳ, với lối vào bằng đá dẫn tới hang động nhỏ. Ảnh: Flickr. |
Hierapolis được thành lập bởi vương triều Attalid vào cuối thế kỷ 2 TCN, sau đó khoảng 300 năm thành phố bị người La Mã xâm chiếm. Ban đầu, Hierapolis là nơi nghỉ mát nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và đặc biệt là những suối khoáng có khả năng chữa bệnh. Ảnh: Daily Sabah. |
Tuy nhiên, qua thời gian, một hiện tượng đặc biệt đã xảy ra, dẫn đến việc Plutonium bị gán cho biệt danh "cổng địa ngục" khi những con chim bay quá gần mặt đất đều bị ngạt chết. Ảnh: The Sun. |
Ngày nay, hầu hết du khách khi tham quan Ploutonion đều cho rằng đây là huyền thoại làm tăng thêm vẻ huyền bí của thành phố cổ. "Khi đến Ploutonion, tôi không thể hiểu làm thế nào đây có thể là nơi chết chóc", Sarah Yeomans, nhà khảo cổ học tại ĐH Southern California (Mỹ), chia sẻ. Ảnh: Shutterstock. |
Năm 2013, Hardy Pfanz, nhà nghiên cứu địa chất thuộc ĐH Duisburg-Essen (Đức) đã đến Hierapolis để kiểm chứng giả thuyết "cổng địa ngục" là một lỗ thông hơi của núi lửa. Khi tận mắt chứng kiến xác chết của rất nhiều sinh vật xung quanh lối vào đền thờ như chuột, chim sẻ, bọ cánh cứng, ong bắp cày, Hardy khẳng định "những câu chuyện liên quan Ploutonion là có thật". Ảnh: Daily Sabah. |
Sự thật về những truyền thuyết chết chóc của "cổng địa ngục" cuối cùng đã được hé lộ. Khi Hardy Pfanz kiểm tra không khí bằng máy phân tích khí di động, ông nhận thấy nồng độ CO2 xung quanh ngôi đền lên tới 80%, trong khi chỉ cần tỷ lệ 10% CO2 có thể gây chết người. Ảnh: CNN. |
Vị trí địa lý chính là nhân tố chính tạo nên đặc điểm thú vị này. Theo đó, Hierapolis được xây dựng trên đứt gãy Pamukkale, loại đứt gãy đang hoạt động dài 35 km, tạo nên các vết nứt ở vỏ Trái Đất khiến nước giàu khoáng chất và khí độc hại thoát ra bề mặt tại khu vực đền thờ Ploutonion. Tuy vậy, đứt gãy của hoạt động địa chất đã gây ra những trận động đất san bằng Hierapolis. Cuối cùng, thành phố nhanh chóng suy tàn và rơi vào quên lãng. Ảnh: Daily Sabah. |
Hierapolis nổi tiếng khắp La Mã vì được cho là "cổng vào địa ngục", nơi dẫn đến thế giới của thần Pluto và con chó săn ba đầu Cerberus tỏa ra khí độc trong thần thoại. Người dân từ khắp nơi phải hành hương về đây, hiến tế sinh vật cho vị thần cai quản địa ngục trong ngôi đền Ploutonion. Bấy giờ, nhà văn Pliny the Elder và nhà địa lý Strabo đã mô tả cuộc hiến tế này là cảnh tượng ớn lạnh. "Tôi ném con chim sẻ vào đền và chúng ngã xuống, chết ngay tức khắc", Strabo viết trong cuốn 13 của bộ sách "Địa lý". Ảnh: Daily Sabah. |
Để lý giải nguyên nhân giúp các tu sĩ trong đền lại không chết trong quá trình hiến tế, năm 2018, Hardy trở lại Hierapolis và nghiên cứu nồng độ không khí các thời điểm khác nhau trong ngày. Ông nhận thấy khí CO2 tan nhanh vào ban ngày khi trời ấm và có nắng. Vào buổi đêm, CO2 nặng hơn không khí sẽ ngưng đọng dưới nền ngôi đền tạo ra hồ khí độc hại. "Những con vật bị chết ngạt vì mũi gần chạm đất, trong khi đó các tu sĩ cao hơn, hít thở lượng CO2 ít hơn nên có thể sống sót", Hardy kết luận. Ảnh: @DrJEBall. |
Ploutonion ngày nay là một khu vực hình chữ nhật chứa đầy dòng nước trong suốt với bọt khoáng nhẹ nhàng trôi, bên trên là chỗ ngồi dành cho đoàn người hành hương và bức tượng thần Pluto có ánh mắt dịu dàng. Ảnh: Flickr. |
Châu Âu có diện tích nhỏ thứ hai thế giới nhưng sở hữu nền văn hóa đa dạng, có lịch sử phát triển lâu đời. Tri thức Trực tuyến giới thiệu tới bạn đọc những trang sách về lục địa già.
> Xem thêm: Tủ sách du lịch châu Âu
Link nội dung: https://travelteam.vn/cong-dia-nguc-o-tho-nhi-ky-1712.html