Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp (Hà Nội) vừa phát động cuộc thi vẽ tranh "
Thêm 12 di sản trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Ông Tô Văn Động, Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Trưởng BTC cuộc thi, cho biết cuộc thi này nhằm tạo sân chơi cho các họa sĩ, đồng thời để các họa sĩ trẻ có cơ hội tìm hiểu, thể hiện tình yêu với di sản văn hóa, thể hiện ý tưởng, sự sáng tạo trong những sáng tác hội họa. Qua đó, khuyến khích, động viên và tạo nên phong trào yêu di sản văn hóa Việt, gìn giữ và tôn vinh những giá trị vô giá của di sản văn hóa dân tộc, lan tỏa tình yêu di sản văn hóa trong giới trẻ hiện nay.
Quảng bá di sản văn hóa trong lĩnh vực giáo dục thông qua các cuộc thi vẽ tranh do TP Hà Nội tổ chức (Ảnh do BTC cung cấp)
Tổng trị giá giải thưởng cuộc thi lên tới gần 1 tỉ đồng, với 27 giải và 100 tác phẩm (27 tác phẩm đoạt giải và 73 tác phẩm được chọn vào chung khảo). Các tác phẩm này sẽ được triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, các bảo tàng tại TP HCM và các tỉnh.
Theo nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, Việt Nam có các di sản tư liệu thế giới, công viên địa chất toàn cầu và nhiều khu dự trữ sinh quyển thế giới. Những di sản quý giá này là niềm tự hào của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Vì vậy, các ngành văn hóa, nghệ thuật, trong đó có mỹ thuật phải dùng ngôn ngữ của mình để tạo sức lan tỏa mạnh mẽ hơn.
Họa sĩ Trang Phượng đã từng kiến nghị xây dựng không gian những chiếc cầu bằng cách trang trí gắn với di sản văn hóa. Từ đó sẽ góp phần lan tỏa đến cộng đồng ý thức bảo vệ, biến niềm tự hào về di sản thành niềm tin yêu trong mỗi trái tim công dân, góp phần quảng bá du lịch văn hóa di sản thế giới tại địa bàn đang sinh sống.
Tiến sĩ Lê Hồng Phước (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP HCM) thông tin: "Các nhà nghiên cứu văn hóa thế giới cho rằng các di sản ở Việt Nam là sự hội tụ, tổng hòa của nhiều yếu tố, là sự liên kết giữa vật chất và tâm linh. Tất cả đều đẹp và có sự khác biệt".
PGS-TS Nguyễn Thị Minh Thái hiến kế rằng cần tổ chức giao lưu, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm để giới mỹ thuật trẻ có cơ hội tiếp cận các di sản, từ đó sẽ làm phong phú thêm đề tài sáng tạo. Tránh đơn giản hóa, cứ đờn ca tài tử thì vẽ cây đàn; cồng chiêng Tây Nguyên thì vẽ người dân tộc cầm nhạc cụ... Giới mỹ thuật phải có ngôn ngữ riêng, khái quát và gợi ý tưởng độc đáo trong việc bảo tồn di sản văn hóa.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân (Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai) - người có nhiều năm nghiên cứu về văn hóa Tây Nguyên, phấn khởi cho hay là từ khi "Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" được công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại thì công việc bảo tồn cồng chiêng và các di sản văn hóa của Tây Nguyên có chiều hướng tiến triển hơn. Nay có thêm sự tiếp ứng của giới mỹ thuật, sức lan tỏa sẽ càng thêm lớn mạnh.
Link nội dung: https://travelteam.vn/them-co-hoi-bao-ton-di-san-viet-1802.html