Tối 30-7, đông đảo khán giả là giới trẻ đã đến xem và cổ vũ chương trình "Tếu tầm tã" tại Nhà Văn hóa Thanh Niên TP HCM. Trên sân khấu 11 bạn diễn viên của nhóm "
Nghệ sĩ hài kể chuyện vui "bói Kiều" ngày Tết
Giới chuyên môn nhận xét nhóm "Sài Gòn tếu" đã rất nỗ lực trong việc cùng chế tác kịch bản để từ những câu chuyện tưởng đâu không tên nhưng rồi "ra ngô ra khoai". Không cần sự hỗ trợ của trang phục hay đạo cụ gì khác, mỗi diễn viên với câu chuyện cứ thế kéo khán giả lại gần nhau hơn qua tiếng cười chia sẻ, cảm thông và đầy lạc quan. Những câu chuyện của "Tếu tầm tã" không chỉ đơn thuần là pha trò để cười, mà là tiếng cười có trách nhiệm.
Nhóm "Sài Gòn tếu" cho biết tiêu chí của nhóm là nói không với những vấn đề "quá xàm". Chính điều này đã từng tạo sự hoài nghi nơi khán giả, bởi "tếu" đến mấy cũng phải có những ẩn ý "đố tục giãn thanh" vì nó dễ gây cười. Uy Lê - trưởng nhóm cho biết: "Là một loại hình nghệ thuật hài mới du nhập vào Việt Nam, để không rơi vào lằn ranh giữa sự hài hước và dung tục, chúng tôi đã lên ý tưởng kịch bản rõ ràng, gần đây khi nhân rộng các điểm diễn, chúng tôi đều gửi kịch bản trước cho ban tổ chức".
Chương trình biểu diễn của “Sài Gòn tếu” thu hút đông đảo khán giả trẻ. Ảnh: SAIGON TEU
Cười mang ý nghĩa giáo dục
Thế mạnh của hài độc thoại qua nhận xét của giới chuyên môn là đưa những vấn đề thời sự đang được quan tâm vào câu chuyện hài. Cụ thể nhất trong chương trình "Tếu tầm tã", khán giả có thể tham gia kịch ứng biến trên sân khấu cùng với các diễn viên, đó là câu chuyện thời sự về nhóm nhạc Hàn Quốc Blackpink.
Ra mắt từ tháng 3-2020, ban đầu chỉ diễn tại quán cà phê nhỏ trên đường Sư Vạn Hạnh, quận 10, TP HCM, đến nay "Sài Gòn tếu" đã nhân rộng điểm diễn tại nhiều nơi và mạnh dạn đưa lên sân khấu lớn tại Nhà Văn hóa Thanh Niên TP HCM. Nhóm còn tổ chức dạy nghề, huấn luyện cho các bạn trẻ yêu thích độc thoại hài.
Ngoài nhóm trưởng Uy Lê, 10 thành viên còn lại gồm: Phương Nam, Nhi Võ, Trọng Phan, Trung Coffee, Minh Ti, Khang Hi, Huyn Khanh, Tùng BT, Uy Nguyễn, Lâm Trường Giang. Mỗi người đều có thế mạnh riêng nhưng tựu trung là bám chặt đời sống, khai thác các chủ đề nói về hiện tượng trên mạng xã hội mà đặc biệt là những câu chuyện phát ngôn dẫn đến những tranh luận trái chiều. Hiện tượng gần đây là bắt nạt trên mạng cũng được nhóm khai thác để mượn tiếng cười đả phá hành động tiêu cực này.
NSND Trần Minh Ngọc đã từng nhận định để khán giả trẻ say mê loại hình nghệ thuật hài độc thoại còn khá mới mẻ, cần có thêm nhiều sự tranh cãi sẽ giúp các diễn viên định hình được phong cách rất riêng của hài độc thoại. Bởi làm gì cũng phải phù hợp với văn hóa thưởng thức nghệ thuật của người Việt.
Theo NSƯT Ca Lê Hồng, để tìm được sự đồng điệu từ khán giả trẻ, nhóm "Sài Gòn tếu" hãy cầu thị bằng cách mở hộp thư trên trang chủ, để khán giả cùng trang lứa có thể chia sẻ những suy nghĩ, thậm chí đưa ra những kịch bản cho hài độc thoại. Mở rộng nguồn dữ liệu đó, đồng thời tạo sự phản biện từ người xem sẽ tạo sức hấp dẫn để tiếng cười trở thành công cụ sắc bén, đả phá những thói hư, tật xấu; tạo tiếng cười lạc quan và mang ý nghĩa giáo dục.
Link nội dung: https://travelteam.vn/duyen-dang-hai-doc-thoai-voi-sai-gon-teu-2021.html