Đền Cờn nằm ở làng Phương Cần, xã Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, cách thành phố Vinh 75 km về phía Bắc, cách Hà Nội khoảng 220 km về phía Nam. Di tích này có hai đền, gồm đền Cờn Trong và đền Cờn Ngoài, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1993.
Người dân xứ Nghệ có câu "Nhất Cờn, nhì Quả, tam Mã, tứ Chiêu Trưng", xếp đền Cờn vào hàng thiêng nhất. Tiếp đến là đền Quả Sơn ở huyện Đô Lương, đền Bạch Mã tại huyện Thanh Chương và đền Chiêu Trưng Lê Khôi trên núi Nam Giới, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Trên ảnh là đền Cờn Trong xây trên gò Diệc, hướng mặt ra dòng Mai Giang. Hai bên sông là nhà dân san sát, cảnh sắc bến thuyền thơ mộng.
Đền Cờn nằm ở làng Phương Cần, xã Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, cách thành phố Vinh 75 km về phía Bắc, cách Hà Nội khoảng 220 km về phía Nam. Di tích này có hai đền, gồm đền Cờn Trong và đền Cờn Ngoài, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1993.
Người dân xứ Nghệ có câu "Nhất Cờn, nhì Quả, tam Mã, tứ Chiêu Trưng", xếp đền Cờn vào hàng thiêng nhất. Tiếp đến là đền Quả Sơn ở huyện Đô Lương, đền Bạch Mã tại huyện Thanh Chương và đền Chiêu Trưng Lê Khôi trên núi Nam Giới, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Trên ảnh là đền Cờn Trong xây trên gò Diệc, hướng mặt ra dòng Mai Giang. Hai bên sông là nhà dân san sát, cảnh sắc bến thuyền thơ mộng.
Đền Cờn thờ Tứ vị Thánh nương, với bốn bức tượng đặt tại đền Cờn Trong.
Tương truyền, Tứ vị Thánh nương là ba mẹ con công chúa nước Nam Tống gồm thái hậu Dương Nguyệt Quả, hai công chúa Triệu Nguyệt Khiêu, Triệu Nguyệt Hương và bà nhũ mẫu. Năm 1229, quân Nguyên Mông thôn tính nhà Nam Tống ở Trung Quốc. Lúc quân triều đình bị đánh úp ở Nhai Sơn, Tả thừa tướng Lục Tú Phu đưa vua Đế Bính, gia quyến cùng hơn 800 người lên thuyền chạy trốn ngoài biển.
Thuyền chở vua Đế Bính gặp sóng to gió lớn bị chìm trên biển, thi thể thái hậu Dương Nguyệt Quả cùng hai công chúa và nhũ mẫu dạt vào cửa Càn (nay là cửa Cờn, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An). Dân làng thấy thi thể những phụ nữ đuối nước nhưng mặt mũi hồng tươi, xiêm y quý tộc, đặc biệt tỏa ra mùi thơm như lan quế nên lấy làm lạ. Họ tập trung chôn cất và lập miếu thờ, mỗi lần ra khơi thường đến cầu nguyện.
Đại Việt sử ký toàn thư chép về sự kiện này "Tả thừa Tướng Lục Tú Phu cõng vua Tống nhảy xuống biển chết, hậu cung và các quan chết theo rất nhiều. Qua bảy ngày xác nổi lên mặt biển đến hơn 10 vạn người. Thi thể vua Tống cũng ở đấy."
Đền Cờn thờ Tứ vị Thánh nương, với bốn bức tượng đặt tại đền Cờn Trong.
Tương truyền, Tứ vị Thánh nương là ba mẹ con công chúa nước Nam Tống gồm thái hậu Dương Nguyệt Quả, hai công chúa Triệu Nguyệt Khiêu, Triệu Nguyệt Hương và bà nhũ mẫu. Năm 1229, quân Nguyên Mông thôn tính nhà Nam Tống ở Trung Quốc. Lúc quân triều đình bị đánh úp ở Nhai Sơn, Tả thừa tướng Lục Tú Phu đưa vua Đế Bính, gia quyến cùng hơn 800 người lên thuyền chạy trốn ngoài biển.
Thuyền chở vua Đế Bính gặp sóng to gió lớn bị chìm trên biển, thi thể thái hậu Dương Nguyệt Quả cùng hai công chúa và nhũ mẫu dạt vào cửa Càn (nay là cửa Cờn, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An). Dân làng thấy thi thể những phụ nữ đuối nước nhưng mặt mũi hồng tươi, xiêm y quý tộc, đặc biệt tỏa ra mùi thơm như lan quế nên lấy làm lạ. Họ tập trung chôn cất và lập miếu thờ, mỗi lần ra khơi thường đến cầu nguyện.
Đại Việt sử ký toàn thư chép về sự kiện này "Tả thừa Tướng Lục Tú Phu cõng vua Tống nhảy xuống biển chết, hậu cung và các quan chết theo rất nhiều. Qua bảy ngày xác nổi lên mặt biển đến hơn 10 vạn người. Thi thể vua Tống cũng ở đấy."
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1311, Hoàng đế Trần Anh Tông đem quân đánh Chiêm Thành, trên đường đi, nhà vua đã dừng đoàn chiến thuyền tại cửa Càn (cửa Cờn), nửa đêm chiêm bao thấy có nữ thần "xin giúp đỡ lập công". Vài tuần sau quân nhà Trần tiến thẳng thành Chà Bàn, bắt được vua Chiêm. Chiến thắng trở về, năm 1312, Hoàng đế Trần Anh Tông đã sai quan quân lập đền thờ ở cửa biển Cần Hải, là cửa Cờn ngày nay để thờ cúng, ghi nhớ công đức.
Được xây dựng vào thời Trần, nhưng đền Cờn Trong phát triển quy môn lớn vào thời Lê, được trùng tu nhiều ở thời Nguyễn, bởi vậy di tích mang đậm phong cách văn hóa cuối Lê đầu Nguyễn.
Đi qua cổng đền là vào sân, bước lên 10 bậc đá sẽ tới nghi môn - tòa nhà hình chữ công bề thế, gồm hai tầng, 8 mái. Tiếp sau đó là chính điện, trung điện và hạ điện. Tòa ca vũ với ba gian chính và hai gian phụ cũng rộng hàng chục mét vuông, bên trong trang trí hoa văn đa dạng.
Trước lối ra vào ở đền Cờn Trong có cây đa 500 tuổi, đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1311, Hoàng đế Trần Anh Tông đem quân đánh Chiêm Thành, trên đường đi, nhà vua đã dừng đoàn chiến thuyền tại cửa Càn (cửa Cờn), nửa đêm chiêm bao thấy có nữ thần "xin giúp đỡ lập công". Vài tuần sau quân nhà Trần tiến thẳng thành Chà Bàn, bắt được vua Chiêm. Chiến thắng trở về, năm 1312, Hoàng đế Trần Anh Tông đã sai quan quân lập đền thờ ở cửa biển Cần Hải, là cửa Cờn ngày nay để thờ cúng, ghi nhớ công đức.
Được xây dựng vào thời Trần, nhưng đền Cờn Trong phát triển quy môn lớn vào thời Lê, được trùng tu nhiều ở thời Nguyễn, bởi vậy di tích mang đậm phong cách văn hóa cuối Lê đầu Nguyễn.
Đi qua cổng đền là vào sân, bước lên 10 bậc đá sẽ tới nghi môn - tòa nhà hình chữ công bề thế, gồm hai tầng, 8 mái. Tiếp sau đó là chính điện, trung điện và hạ điện. Tòa ca vũ với ba gian chính và hai gian phụ cũng rộng hàng chục mét vuông, bên trong trang trí hoa văn đa dạng.
Trước lối ra vào ở đền Cờn Trong có cây đa 500 tuổi, đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản.
Phía trái khuôn viên đền có nhà bia, bên trong đặt bia đá hai mặt. Bia được dựng năm 1665, cao 1,6 m, rộng 1,2 m.
Phía trái khuôn viên đền có nhà bia, bên trong đặt bia đá hai mặt. Bia được dựng năm 1665, cao 1,6 m, rộng 1,2 m.
Trong các tòa nghi môn, chính điện, trung điện, hạ điện còn lưu giữ 142 hiện vật quý giá, gồm nhiều tượng đá, tượng gỗ thời Lê; câu đối, đại tự, đồ tế khí, kiệu, tàn lọng, chuông đồng đúc năm Cảnh Hưng (1752)...
Trong các tòa nghi môn, chính điện, trung điện, hạ điện còn lưu giữ 142 hiện vật quý giá, gồm nhiều tượng đá, tượng gỗ thời Lê; câu đối, đại tự, đồ tế khí, kiệu, tàn lọng, chuông đồng đúc năm Cảnh Hưng (1752)...
Hàng ngày đền Cờn thu hút hàng trăm khách thập phương tới tham quan, chiêm bái. Riêng dịp lễ Tết, rằm, mùng một, mỗi ngày di tích đón 3.000-4.000 người. Ngoài vãn cảnh, khách đến đây còn chuẩn bị thêm lễ vật gồm bánh kẹo, hoa quả, vàng mã tới làm lễ cầu an.
"Hằng năm gia đình tôi thường đến đền Cờn thắp hương cầu an vào dịp sau Tết. Cảnh sắc tại đây đẹp, đi dạo một vòng xung quanh khuôn viên luôn cảm thấy lòng nhẹ nhõm", anh Nam, du khách đến từ Hà Nội, nói.
Hàng ngày đền Cờn thu hút hàng trăm khách thập phương tới tham quan, chiêm bái. Riêng dịp lễ Tết, rằm, mùng một, mỗi ngày di tích đón 3.000-4.000 người. Ngoài vãn cảnh, khách đến đây còn chuẩn bị thêm lễ vật gồm bánh kẹo, hoa quả, vàng mã tới làm lễ cầu an.
"Hằng năm gia đình tôi thường đến đền Cờn thắp hương cầu an vào dịp sau Tết. Cảnh sắc tại đây đẹp, đi dạo một vòng xung quanh khuôn viên luôn cảm thấy lòng nhẹ nhõm", anh Nam, du khách đến từ Hà Nội, nói.
Phía trong các gian nghi môn, chính điện, trung điện, hạ điện luôn có người ngồi xung quanh chiếu trải giữa nền để thầy cúng làm lễ. Có thời điểm do quá đông, du khách phải chờ lâu mới đến lượt.
Phía trong các gian nghi môn, chính điện, trung điện, hạ điện luôn có người ngồi xung quanh chiếu trải giữa nền để thầy cúng làm lễ. Có thời điểm do quá đông, du khách phải chờ lâu mới đến lượt.
Cách đền Cờn Trong một km là đền Cờn Ngoài. Đền nằm trên dãy núi sát cửa biển Lạch Cờn, cao khoảng 100 m so với mực nước biển.
Tương truyền, năm Hồng Đức thứ nhất (1470), vua Lê Thánh Tông trên đường mang quân đánh giặc cũng dừng chân tại cửa Cờn và vào đền Cờn Trong làm lễ. Tứ vị Thánh nương đã hiển linh phù trợ giúp đánh thắng giặc. Trở về kinh thành, nhà vua cấp tiền bạc xây dựng đền Cờn Ngoài và phong sắc "Đại Càn quốc gia Nam Hải Tứ vị Thánh nương thượng đẳng thần ngọc bệ hạ" để ghi nhận công đức các vị thần.
Đền Cờn Ngoài được tôn tạo và hoàn chỉnh dưới thời vua Tự Đức, cùng lúc tu bổ đền Cờn Trong. Đền cũng được thiết kế chạm khắc, hoa văn trên mái, kết cấu gồm tòa thượng điện, trung điện, hạ điện. Dù là đền phụ, song di tích này cũng thu hút hàng chục nghìn du khách tới tham quan, chiêm bái mỗi năm.
Theo thống kê, trong một năm, có khoảng 130.000-150.000 du khách trong nước đến hai ngôi đền trong cụm di tích đền Cờn.
Cách đền Cờn Trong một km là đền Cờn Ngoài. Đền nằm trên dãy núi sát cửa biển Lạch Cờn, cao khoảng 100 m so với mực nước biển.
Tương truyền, năm Hồng Đức thứ nhất (1470), vua Lê Thánh Tông trên đường mang quân đánh giặc cũng dừng chân tại cửa Cờn và vào đền Cờn Trong làm lễ. Tứ vị Thánh nương đã hiển linh phù trợ giúp đánh thắng giặc. Trở về kinh thành, nhà vua cấp tiền bạc xây dựng đền Cờn Ngoài và phong sắc "Đại Càn quốc gia Nam Hải Tứ vị Thánh nương thượng đẳng thần ngọc bệ hạ" để ghi nhận công đức các vị thần.
Đền Cờn Ngoài được tôn tạo và hoàn chỉnh dưới thời vua Tự Đức, cùng lúc tu bổ đền Cờn Trong. Đền cũng được thiết kế chạm khắc, hoa văn trên mái, kết cấu gồm tòa thượng điện, trung điện, hạ điện. Dù là đền phụ, song di tích này cũng thu hút hàng chục nghìn du khách tới tham quan, chiêm bái mỗi năm.
Theo thống kê, trong một năm, có khoảng 130.000-150.000 du khách trong nước đến hai ngôi đền trong cụm di tích đền Cờn.
Ngày thường ở đền Cờn có 1-2 người viết sớ cầu an. Dịp sau Tết, do lượng khách tăng mạnh nên nhà chức trách đã bố trí thêm hàng chục người, họ đặt bàn ngồi sát lối ra vào cổng, mỗi ngày viết hàng nghìn sớ.
Ngày thường ở đền Cờn có 1-2 người viết sớ cầu an. Dịp sau Tết, do lượng khách tăng mạnh nên nhà chức trách đã bố trí thêm hàng chục người, họ đặt bàn ngồi sát lối ra vào cổng, mỗi ngày viết hàng nghìn sớ.
Xung quanh đền có các quầy bán đồ ăn nhanh, quà lưu niệm. Nhiều người còn mua hàng chục con chim bỏ trong lồng để bán cho những du khách có nhu cầu phóng sinh, giá mỗi lần thả 30.000 đồng/con.
Xung quanh đền có các quầy bán đồ ăn nhanh, quà lưu niệm. Nhiều người còn mua hàng chục con chim bỏ trong lồng để bán cho những du khách có nhu cầu phóng sinh, giá mỗi lần thả 30.000 đồng/con.
Tại các ngả đường ra vào đền, người dân luôn bày sẵn các bếp than nướng cá trích, cá thu, cá ngứa, cá hồng... Du khách có thể mua cá nướng chín thưởng thức tại chỗ, hoặc gói vào hộp đem về làm quà.
Tại các ngả đường ra vào đền, người dân luôn bày sẵn các bếp than nướng cá trích, cá thu, cá ngứa, cá hồng... Du khách có thể mua cá nướng chín thưởng thức tại chỗ, hoặc gói vào hộp đem về làm quà.
Trước đây hội chính đền Cờn diễn ra từ ngày từ ngày 15 đến 21 tháng Giêng hàng năm, nay đã được rút ngắn xuống còn ba ngày. Đây là một trong những lễ hội cổ kính nhất Nghệ An, ngoài phần tế lễ thì còn có nhiều hoạt động độc đáo như rước kiệu bay, đấu vật, đua thuyền, hát ca trù.
Năm 2017, lễ hội đền Cờn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 28/2-01/3 (ngày 19-21 tháng Giêng âm lịch), dự kiến thu hút hàng chục nghìn du khách đến xem.
Trước đây hội chính đền Cờn diễn ra từ ngày từ ngày 15 đến 21 tháng Giêng hàng năm, nay đã được rút ngắn xuống còn ba ngày. Đây là một trong những lễ hội cổ kính nhất Nghệ An, ngoài phần tế lễ thì còn có nhiều hoạt động độc đáo như rước kiệu bay, đấu vật, đua thuyền, hát ca trù.
Năm 2017, lễ hội đền Cờn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 28/2-01/3 (ngày 19-21 tháng Giêng âm lịch), dự kiến thu hút hàng chục nghìn du khách đến xem.
Đức Hùng
Link nội dung: https://travelteam.vn/ngoi-den-ton-tai-hon-7-the-ky-ben-dong-mai-giang-2965.html