Cuộc sống ở nơi không có mưa suốt 500 năm

Cái nắng nóng 46 độ C vào mùa hè, cái lạnh âm 50 độ C vào mùa đông, không có mưa trong 500 năm... là những gì người dân ở một số khu vực khắc nghiệt trên thế giới phải chịu đựng.

noi khac nghiet nhat anh 1

Oymyakon là ngôi làng lạnh nhất thế giới, nằm ở huyện Oymyakonsk, Nga. Đây là khu dân cư "vĩnh viễn" lạnh nhất trên Trái Đất, theo BBC Science Focus. 500 người dân tại đây quen với những ngôi nhà phủ trắng băng tuyết. Nhiệt độ trung bình vào mùa đông tại Oymyakon khoảng âm 50 độ C. Cư dân nơi đây chỉ có 3 giờ sống trong ánh sáng ở những tháng mùa đông. Tại quảng trường thị trấn, tượng đài kỷ niệm hiển thị nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận rơi vào khoảng âm 71,2 độ C vào năm 1924. Mặc dù lạnh vào mùa đông, nhiệt độ mùa hè ở Oymyakon khoảng 34 độ C. Người dân Oymyakon tồn tại nhờ ăn cá sống. Đánh bắt cá trên băng là một trong những kế sinh nhai chính tại địa phương. Ảnh: Nota Bene.

noi khac nghiet nhat anh 2

Arica (Chile), nằm gần hoang mạc Atacama, là thành phố khô hạn nhất trên thế giới. Lượng mưa trung bình chỉ khoảng 0,761 mm mỗi năm. Hoang mạc Atacama cũng 500 năm không có mưa. Bất chấp sự khắc nghiệt này, dân số thành phố vẫn tăng lên đến 220.000 người. Lý do được BBC Science Focus đưa ra để giải thích cho điều nghịch lý này nằm ở tính chất đặc thù và vị trí của thành phố. Theo đó, Arica là thành phố cảng, nằm cạnh đường cao tốc Pan-American (đường cao tốc dài nhất thế giới, theo Sách kỷ lục Guinness). Ngoài ra, ngành công nghiệp trái cây thịnh vượng nằm ở các thung lũng AzapaandLluta gần đó cũng góp phần thu hút người dân đến sinh sống và làm việc. Trong ảnh là tuyệt tác Mano del Desierto (bàn tay của sa mạc) được khánh thành vào năm 1992, cao 11 m. Bàn tay khổng lồ trồi lên giữa sa mạc này của nhà điêu khắc Mario Irarrazabal. Đây là điểm "check-in" nhất định phải đến trên hành trình chinh phục nơi khô cằn nhất thế giới. Ảnh: Kamran On Bike.

noi khac nghiet nhat anh 5

La Oroya (Peru) là thành phố ô nhiễm nhất hành tinh do Viện Công nghiệp Blacksmith Institute (New York, Mỹ) xác nhận năm 2007. Lượng asen, chì và lưu huỳnh dioxide cao "một cách nguy hiểm" trong không khí, mưa axit phá hủy thảm thực vật ở các khu vực lân cận. BBC Science Focus cho rằng cuộc sống của 25.000 cư dân ở La Oroya thực sự "khủng khiếp". Thành phố nằm ở miền Trung Peru rơi vào tình trạng này là do nằm gần khu vực khai thác và nấu chảy kim loại như vàng, bạc, bismuth và cadmium... Ảnh: Giuliano Koren.

noi khac nghiet nhat anh 6

Vanuatu (Nam Thái Bình Dương) có những ngọn núi lửa đang hoạt động, động đất và sóng thần xuất hiện mỗi ngày. Các hiện tượng này khiến Vanuatu là nơi rủi ro nhất để sống, theo Chỉ số Rủi ro Thế giới của Liên Hợp Quốc. Mực nước biển ở đảo tăng khoảng 6 mm mỗi năm, kể từ 1993; nhiệt độ trung bình sẽ tăng 1 độ C vào năm 2030, BBC Science Focus trích dữ liệu từ vệ tinh. Năm 2020, hòn đảo chịu ảnh hưởng từ cơn bão nhiệt đới Harold (được cho là tồi tệ nhất trong 5 năm tính từ thời điểm xảy ra bão) với tốc độ gió lên tới 250 km/h. Ảnh: formasup.

noi khac nghiet nhat anh 7

Tristan de Cunha là nhóm đảo xa ở phía Nam Đại Tây Dương, nơi có người sống biệt lập nhất hành tinh. Dân số trên đảo rơi vào khoảng 246 người. Với diện tích khoảng 98 km vuông, Tristan de Cunha không có dải đất đủ lớn để hạ cánh máy bay. Thuyền là phương tiện di chuyển duy nhất nếu du khách muốn đến đây. Song, thời gian di chuyển khá dài, khoảng 6 ngày, xuất phát từ Nam Phi. Ảnh: Lonely Planet.

noi khac nghiet nhat anh 8

Mawsynram (Đông Bắc Ấn Độ) ghi nhận lượng mưa hơn 11.880 mm mỗi năm. Con số này gấp hàng chục lần so với những đô thị ẩm ướt khác do mưa nhiều. Cụ thể, chiều dày của lớp nước mưa rơi xuống Mawsynram gấp 11 lần lượng mưa ở thành phố Glasgow (Scotland) và 22 lần London. Dù Sách kỷ lục Guinness công nhận Mawsynram là nơi có lượng mưa trung bình cao nhất, thị trấn Cherrapunji gần đó vẫn giữ kỷ lục về lượng mưa nhiều nhất trong một tháng và trong suốt một năm. Ảnh: World Up.

Mục Du lịch - Ẩm thực gửi tới độc giả những tựa sách hay, truyền cảm hứng xê dịch. Không chỉ là những chuyến du lịch đơn thuần, mỗi tác phẩm kể lại hành trình khám phá, học hỏi nhiều điều hay từ những nền văn minh, địa điểm mới của các tác giả.

> Xem thêm: Sách cho người xê dịch

Link nội dung: https://travelteam.vn/cuoc-song-o-noi-khong-co-mua-suot-500-nam-3120.html