Đầu tháng 6, anh Mai Hoàng Kiên Kha, thợ lặn gần 20 năm kinh nghiệm ở TP Nha Trang, cùng đồng nghiệp và nhóm học viên, du khách, đi tàu gỗ từ cảng Vĩnh Trường, ra khu vực lặn gần Hòn Rơm và đảo Bích Đầm thuộc vịnh Nha Trang để khám phá đáy đại dương.
Vịnh Nha Trang rộng gần 250 km2, là một trong 16 khu bảo tồn biển của cả nước. Nơi đây có nhiều san hô và hệ sinh thái phong phú, đa dạng bậc nhất thế giới.
Trước đó, san hô tại một số khu vực ở vịnh suy giảm nghiêm trọng, bị tẩy trắng. Do đó, từ tháng 6/2022, UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu ngừng hoạt động bơi, lặn biển tại khu vực Hòn Mun (gần Hòn Rơm), để bảo vệ, phục hồi các rạn san hô và hệ sinh thái biển.
Đầu tháng 6, anh Mai Hoàng Kiên Kha, thợ lặn gần 20 năm kinh nghiệm ở TP Nha Trang, cùng đồng nghiệp và nhóm học viên, du khách, đi tàu gỗ từ cảng Vĩnh Trường, ra khu vực lặn gần Hòn Rơm và đảo Bích Đầm thuộc vịnh Nha Trang để khám phá đáy đại dương.
Vịnh Nha Trang rộng gần 250 km2, là một trong 16 khu bảo tồn biển của cả nước. Nơi đây có nhiều san hô và hệ sinh thái phong phú, đa dạng bậc nhất thế giới.
Trước đó, san hô tại một số khu vực ở vịnh suy giảm nghiêm trọng, bị tẩy trắng. Do đó, từ tháng 6/2022, UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu ngừng hoạt động bơi, lặn biển tại khu vực Hòn Mun (gần Hòn Rơm), để bảo vệ, phục hồi các rạn san hô và hệ sinh thái biển.
Chỉ khu vực Hòn Rơm, cách đất liền khoảng 13 hải lý, thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển Nha Trang vẫn được phép lặn biển.
Theo anh Kha, khung cảnh san hô dưới đáy đại dương không được đẹp như thời kỳ trước khi bị "tẩy trắng", tuy nhiên, cá dưới đáy biển tại đây vẫn tụ về nhiều, một số đàn cá rất lớn, đẹp.
Chỉ khu vực Hòn Rơm, cách đất liền khoảng 13 hải lý, thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển Nha Trang vẫn được phép lặn biển.
Theo anh Kha, khung cảnh san hô dưới đáy đại dương không được đẹp như thời kỳ trước khi bị "tẩy trắng", tuy nhiên, cá dưới đáy biển tại đây vẫn tụ về nhiều, một số đàn cá rất lớn, đẹp.
Một nhánh san hô đang nhú ngọn.
Theo Ban quản lý vịnh Nha Trang, cơn bão năm 2021 đã tác động lớn đến hệ sinh thái hệ san hô trong vịnh. Ngoài ra, trong vài thập niên gần đây, khí hậu Trái Đất và nước biển nóng lên gây ra hiện tượng tẩy trắng san hô (coral bleaching) đe dọa nghiêm trọng tới hệ sinh thái nơi đây.
Cuối năm 2022, UBND tỉnh Khánh Hòa có kế hoạch phục hồi vịnh Nha Trang, được người dân, doanh nghiệp hưởng ứng. Ban quản lý thường xuyên kiểm tra, giám sát hệ sinh thái rạn san hô, vệ sinh đáy biển như bắt sao biển gai, nhặt rác; dừng du lịch lặn biển ở một số điểm dễ tổn hại san hô, phạt nặng một số tàu khai thác trái phép. Sau một năm, san hô phục hồi với "nhiều tín hiệu đáng mừng".
Một nhánh san hô đang nhú ngọn.
Theo Ban quản lý vịnh Nha Trang, cơn bão năm 2021 đã tác động lớn đến hệ sinh thái hệ san hô trong vịnh. Ngoài ra, trong vài thập niên gần đây, khí hậu Trái Đất và nước biển nóng lên gây ra hiện tượng tẩy trắng san hô (coral bleaching) đe dọa nghiêm trọng tới hệ sinh thái nơi đây.
Cuối năm 2022, UBND tỉnh Khánh Hòa có kế hoạch phục hồi vịnh Nha Trang, được người dân, doanh nghiệp hưởng ứng. Ban quản lý thường xuyên kiểm tra, giám sát hệ sinh thái rạn san hô, vệ sinh đáy biển như bắt sao biển gai, nhặt rác; dừng du lịch lặn biển ở một số điểm dễ tổn hại san hô, phạt nặng một số tàu khai thác trái phép. Sau một năm, san hô phục hồi với "nhiều tín hiệu đáng mừng".
Cá hỏa mai đuôi vàng bơi theo từng đàn lớn dưới đáy biển, khách lặn biển ví chúng "là một bản giao hưởng màu xanh".
Trước thực trạng san hô tổn hại, nhiều du khách đề xuất chính quyền Khánh Hòa có thể sử dụng xác tàu đắm, các lu,... làm rạn nhân tạo, góp phần tạo điểm nhấn dưới đáy đại dương.
Cá hỏa mai đuôi vàng bơi theo từng đàn lớn dưới đáy biển, khách lặn biển ví chúng "là một bản giao hưởng màu xanh".
Trước thực trạng san hô tổn hại, nhiều du khách đề xuất chính quyền Khánh Hòa có thể sử dụng xác tàu đắm, các lu,... làm rạn nhân tạo, góp phần tạo điểm nhấn dưới đáy đại dương.
Địa hình ở dưới đáy vịnh Nha Trang đa dạng, một số điểm có vách đá cao, một vài đoạn đáy phần lớn là đá, xen lẫn các loài cầu gai - một trong những kẻ thù của san hô.
Địa hình ở dưới đáy vịnh Nha Trang đa dạng, một số điểm có vách đá cao, một vài đoạn đáy phần lớn là đá, xen lẫn các loài cầu gai - một trong những kẻ thù của san hô.
Hai thợ lặn nước ngoài bên cạnh loài san hô cứng.
Hai thợ lặn nước ngoài bên cạnh loài san hô cứng.
Các thợ lặn khám phá một hang đá ở dưới đáy biển ở độ sâu 12 m, xung quanh thiếu ánh sáng nên cần dùng đèn để soi lối đi và ngắm nhìn các sinh vật biển.
Đầu tháng 6, tỉnh Khánh Hòa đồng ý cho thí điểm lặn biển thể thao giải trí tại bốn khu vực ở vịnh Nha Trang trong một năm để phục vụ người dân, du khách.
Phó Ban quản lý Vịnh Nha Trang Đàm Hải Vân cho biết sắp tới khi phân vùng chức năng xong sẽ tạm dừng hoạt động lặn biển ở Hòn Rơm. Vì vậy, đề xuất các điểm lặn mới là phương án thay thế, góp phần bảo vệ san hô tại các phân khu nghiêm ngặt.
Các thợ lặn khám phá một hang đá ở dưới đáy biển ở độ sâu 12 m, xung quanh thiếu ánh sáng nên cần dùng đèn để soi lối đi và ngắm nhìn các sinh vật biển.
Đầu tháng 6, tỉnh Khánh Hòa đồng ý cho thí điểm lặn biển thể thao giải trí tại bốn khu vực ở vịnh Nha Trang trong một năm để phục vụ người dân, du khách.
Phó Ban quản lý Vịnh Nha Trang Đàm Hải Vân cho biết sắp tới khi phân vùng chức năng xong sẽ tạm dừng hoạt động lặn biển ở Hòn Rơm. Vì vậy, đề xuất các điểm lặn mới là phương án thay thế, góp phần bảo vệ san hô tại các phân khu nghiêm ngặt.
Sinh vật biển đa dạng dưới đáy biển. Video: Kha Mai
Bùi Toàn - Kha Mai
Link nội dung: https://travelteam.vn/lan-ngam-san-ho-kham-pha-day-vinh-nha-trang-3460.html