Lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh nằm ở xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, được bao quanh bởi rừng keo tràm và nhiều nhà dân.
Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650 -1700), là con thứ ba của danh tướng Nguyễn Hữu Dật. Ông làm quan dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần, Nguyễn Phúc Trăn, Nguyễn Phúc Chu. Ông mất và an táng tại Cù Lao Phố cạnh dinh Trấn Biên, Đồng Nai. Đến năm 1802, di hài của Nguyễn Hữu Cảnh được hậu duệ cải về an táng tại xã Trường Thủy.
Lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh nằm ở xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, được bao quanh bởi rừng keo tràm và nhiều nhà dân.
Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650 -1700), là con thứ ba của danh tướng Nguyễn Hữu Dật. Ông làm quan dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần, Nguyễn Phúc Trăn, Nguyễn Phúc Chu. Ông mất và an táng tại Cù Lao Phố cạnh dinh Trấn Biên, Đồng Nai. Đến năm 1802, di hài của Nguyễn Hữu Cảnh được hậu duệ cải về an táng tại xã Trường Thủy.
Mộ phần của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh tọa lạc trên một ngọn đồi thuộc dãy núi An Mã, nhìn hướng ra thượng nguồn dòng sông Kiến Giang.
Theo sách Đại nam liệt truyện, Nguyễn Hữu Cảnh được Chúa Nguyễn Phúc Chu phong làm Thống suất, cử vào kinh lược xứ Đồng Nai, Sài Gòn, Bến Nghé. Không chỉ mở mang, khai hoang những vùng đất ở Sài Gòn, Đồng Nai, Nguyễn Hữu Cảnh còn khai khẩn mở rộng bờ cõi ra cả vùng Nam Bộ ngày nay. Với tầm nhìn xa trông rộng cùng với chính sách chiêu hiền đãi sỹ kịp thời, rất đông cư dân vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức , Quảng Nam, Quảng Ngãi đã tự nguyện theo Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam lập quê mới. Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh mở cương vực mới cho đất nước không phải bằng chiến tranh, bạo lực mà là bằng uy đức, diễn ra trong hòa bình, hòa hợp dân tộc, tôn giáo.
Mộ phần của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh tọa lạc trên một ngọn đồi thuộc dãy núi An Mã, nhìn hướng ra thượng nguồn dòng sông Kiến Giang.
Theo sách Đại nam liệt truyện, Nguyễn Hữu Cảnh được Chúa Nguyễn Phúc Chu phong làm Thống suất, cử vào kinh lược xứ Đồng Nai, Sài Gòn, Bến Nghé. Không chỉ mở mang, khai hoang những vùng đất ở Sài Gòn, Đồng Nai, Nguyễn Hữu Cảnh còn khai khẩn mở rộng bờ cõi ra cả vùng Nam Bộ ngày nay. Với tầm nhìn xa trông rộng cùng với chính sách chiêu hiền đãi sỹ kịp thời, rất đông cư dân vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức , Quảng Nam, Quảng Ngãi đã tự nguyện theo Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam lập quê mới. Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh mở cương vực mới cho đất nước không phải bằng chiến tranh, bạo lực mà là bằng uy đức, diễn ra trong hòa bình, hòa hợp dân tộc, tôn giáo.
Mộ phần Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được bao bọc bởi tường thành hình tròn, phía sau có bình phong.
Mộ phần Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được bao bọc bởi tường thành hình tròn, phía sau có bình phong.
Lối vào lăng mộ là cặp kỳ lân bằng đá thanh được chạm khắc tinh xảo.
Lối vào lăng mộ là cặp kỳ lân bằng đá thanh được chạm khắc tinh xảo.
Bình phong lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được làm bằng đá thanh, khắc hình rồng.
Bình phong lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được làm bằng đá thanh, khắc hình rồng.
Bia mộ Nguyễn Hữu Cảnh được tạc bằng đá xanh với kiểu dáng thường gặp ở cuối triều Nguyễn. Bia cao cả chân 1,2m. Mặt trước của bia hướng về ngôi mộ có khắc ba dòng chữ Hán với nội dung cho biết ông là bậc khai quốc thần thượng cấp của triều Nguyễn và bia mộ do người cháu 4 đời lập.
Bia mộ Nguyễn Hữu Cảnh được tạc bằng đá xanh với kiểu dáng thường gặp ở cuối triều Nguyễn. Bia cao cả chân 1,2m. Mặt trước của bia hướng về ngôi mộ có khắc ba dòng chữ Hán với nội dung cho biết ông là bậc khai quốc thần thượng cấp của triều Nguyễn và bia mộ do người cháu 4 đời lập.
Lối vào lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được lót gạch, trồng cây xanh. Khu vực trước mộ có nhà bia, trụ biểu.
Lối vào lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được lót gạch, trồng cây xanh. Khu vực trước mộ có nhà bia, trụ biểu.
Phía trước lăng mộ là án thờ được làm bằng đá thanh, chạm khắc hoa văn.
Phía trước lăng mộ là án thờ được làm bằng đá thanh, chạm khắc hoa văn.
Khu vực nhà thờ nằm trong khuôn viên lăng mộ đang được huyện Lệ Thủy xây dựng.
Khu vực nhà thờ nằm trong khuôn viên lăng mộ đang được huyện Lệ Thủy xây dựng.
Lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh hướng nhìn ra thượng nguồn dòng sông Kiến Giang.
Du khách muốn đến tham quan lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh có thể theo đường Hồ Chí Minh nhánh đông hoặc theo đường sông Kiến Giang.
Ngày nay, ngoài đền thờ tại huyện Quảng Ninh, nhiều nơi ở miền Nam người dân đều lập đền thờ hoặc lập bài vị ông như ở Quảng Nam, Cù lao Phố (Biên Hòa), Đình Minh Hương Gia Thạnh, quận 5, TP HCM, Ô Môn (TP. Cần Thơ) và nhiều nơi trong tỉnh An Giang.
Lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh hướng nhìn ra thượng nguồn dòng sông Kiến Giang.
Du khách muốn đến tham quan lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh có thể theo đường Hồ Chí Minh nhánh đông hoặc theo đường sông Kiến Giang.
Ngày nay, ngoài đền thờ tại huyện Quảng Ninh, nhiều nơi ở miền Nam người dân đều lập đền thờ hoặc lập bài vị ông như ở Quảng Nam, Cù lao Phố (Biên Hòa), Đình Minh Hương Gia Thạnh, quận 5, TP HCM, Ô Môn (TP. Cần Thơ) và nhiều nơi trong tỉnh An Giang.
Võ Thạnh
Link nội dung: https://travelteam.vn/lang-mo-tram-nam-cua-nguyen-huu-canh-o-quang-binh-3909.html