Cuộc sống hoang dã đến ám ảnh của bộ tộc bí ẩn nhất thế giới

Trong gần 60.000 năm qua, người Sentinel sống cô lập trên đảo North Sentinel, thuộc quần đảo Andaman, Ấn Độ Dương và từ chối bất cứ liên hệ nào với thế giới bên ngoài.

Sentinel anh 1

Đảo Bắc Sentinel, Ấn Độ là nơi cư trú của người Sentinelese, một trong số ít bộ tộc trên thế giới không tiếp xúc với nền văn minh hiện đại. Người Sentinelese được cho là có nguồn gốc trực tiếp từ những quần thể người đầu tiên xuất hiện từ châu Phi và có lẽ đã sống ở quần đảo Andaman tới 60.000 năm. Thực tế, ngôn ngữ của người Sentinelese cũng khác biệt ngay cả với những người dân đảo Andaman khác, dấu hiệu cho thấy rằng bộ tộc này đã không tiếp xúc với con người hiện trong ít nhất hàng nghìn năm. Ảnh: Lenstravelier.

Sentinel anh 2

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ vẫn sống như cách đây 60.000 năm. Thường được mô tả như tộc người thuộc về thời kỳ đồ đá, nhưng trên thực tế, người Sentinelese vẫn chế tạo công cụ và vũ khí từ kim loại - những thứ mà họ thu hồi được từ xác tàu bị đắm trên các rạn san hô dọc hòn đảo. Theo điều tra dân số của Ấn Độ năm 2011, chỉ có 15 thổ dân còn sinh sống trên đảo. Chính phủ nước này đang duy trì chính sách “giám sát và không can thiệp” để đảm bảo những kẻ săn trộm không thể tiếp cận đảo Bắc Sentinel, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết. Ảnh: Christian Caron.

Sentinel anh 3

Giống như rất nhiều bộ lạc biệt lập khác nổi tiếng là đáng sợ, người Sentinelese cũng bị gắn với hình ảnh "man rợ" hoặc "lạc hậu". Tuy nhiên, sự thù địch bộ tộc này với thế giới bên ngoài cũng là điều dễ hiểu vì con người hiện đại đã mang lại cho họ sự bạo lực và khinh thường. Ảnh: Andaman and Nicobar Police.

Sentinel anh 4

Sự việc giải thích cho sự thù địch và từ chối người ngoài của bộ lạc này xảy ra vào cuối thế kỷ XIX, khi MV Portman, một chỉ huy người Anh tại quần đảo Andamam, cùng đoàn thám hiểm tiến vào đảo North Sentinel với hy vọng thiết lập liên lạc với người Sentinelese. Đoàn thám hiểm sau đó gặp một cặp vợ chồng già và 4 đứa trẻ trên đảo. Họ đã mang những người Sentinel này đến Port Blair, thủ đô của quần đảo Andaman. Trong ảnh, người Sentinel làm những chiếc xuồng hẹp. Ảnh: A. Justin, An. S.I.

Sentinel anh 5

Tuy nhiên, cặp vợ chồng già đã đổ bệnh và qua đời vì hệ thống miễn dịch của họ yếu do thiếu tiếp xúc với người bên ngoài. Lo sợ rằng những đứa trẻ Sentinel cũng sẽ chết, Portman và nhóm của ông đã đưa họ trở lại đảo cùng một ít quà. Trải nghiệm này chắc chắn đã khiến người Sentinelese có cảm giác thù địch với du khách nước ngoài. Năm 1896, một tù nhân trốn thoát đã cố gắng chạy trốn trên một chiếc bè tạm thời và dạt vào bờ biển trên Đảo Bắc Sentinel. Vài ngày sau đó, một nhóm tìm kiếm thuộc địa đã tìm thấy hài cốt của anh ta, với đầy những vết thương do mũi tên và cổ họng bị cắt. Ảnh: Alamy.

Sentinel anh 6

100 năm sau vụ đắm tàu ​​Nineveh, một nhóm các nhà nhân chủng học do Trinok Nath Pandit dẫn đầu, dưới sự bảo trợ của chính phủ Ấn Độ đã đổ bộ lên Đảo Bắc Sentinel. Cũng giống như đoàn của Portman, họ chỉ tìm thấy những túp lều bị bỏ hoang vội vàng. Người Sentinelese đã chạy trốn quá nhanh đến nỗi vẫn còn để lại những ngọn lửa vẫn còn cháy bên ngoài nhà của họ. Ban đầu, người Sentinelese không quan tâm lắm đến phần lớn các món quà nhưng lại tỏ vẻ hài lòng với những chiếc nồi và chảo bằng kim loại. Đặc biệt, bộ tộc này rất thích dừa, thứ không có trên Đảo Bắc Sentinel. Ảnh: GQ.

Sentinel anh 7

Đoàn của TN Pandit tiếp tục mang những quả dừa và các quà tặng khác đến đảo với hy vọng giành được lòng tin của bộ lạc. Lần này, nhóm thám hiểm đã thành công khi lần đầu tiên, người dân đảo chào đón du khách mà không có cung tên, giáo mác hay các vũ khí khác. Ảnh: TN Pandit.

Sentinel anh 8

Đến năm 2004, người Sentinel lại thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế với một bức ảnh chụp sau cơn sóng thần dữ dội đã tàn phá bờ biển của toàn bộ vịnh Bengal. Hình ảnh cho thấy người dân bản địa bắn mũi tên vào một máy bay trực thăng do thám trên bãi biển. Ảnh: Indian Coastguard.

Sentinel anh 9

Tính từ thế kỷ 19, ít nhất 11 trường hợp tiếp cận hòn đảo đều nhận về màn chào khách lạ không mấy thiện cảm từ bộ lạc. Vì vậy, để bảo đảm an toàn tính mạng, lệnh cấm mọi người tuyệt đối không đến hòn đảo này được đưa ra. Năm 1987, giám mục Công giáo La Mã Alejandro Lavaca và nữ tu Ines Arango đến Ecuador với mục đích truyền đạo, đã bị giết hại dã man bởi thổ dân ở đây. Thi thể của hai người bị ghim xuống đất bởi 21 cây giáo gỗ và những vết thương bị nhồi đầy lá để ngăn máu chảy, theo Washington Post. Ảnh: Medium.

Sentinel anh 10

Cuối năm 2018, John Allen Chau, một du khách người Mỹ, khi xâm nhập bất hợp pháp đã trở thành nạn nhân bị giết hại bởi những thổ dân. Theo AFP, cái chết của Chau được chính thức công nhận là một vụ giết người. Tuy nhiên, nhà chức trách sẽ không khởi tố do Sentinel là bộ lạc thổ dân được pháp luật Ấn Độ bảo vệ. Đến nay, cảnh sát Ấn Độ đã nhiều lần cố gắng tiếp cận đảo Bắc Sentinel để tìm kiếm thi thể Chau. Tuy nhiên, các nhà nhân chủng học cho rằng không có cơ hội tìm lại thi thể nhà thám hiểm 26 tuổi. Ảnh: The Voice of the Martyrs.

Sentinel anh 11

Nhật ký của Chau hé lộ chân dung một thanh niên bị ám ảnh với ý tưởng đưa Cơ Đốc giáo đến với người Sentinel, một bộ lạc chỉ còn vài chục người, đa phần sống mà không có liên lạc từ thế giới bên ngoài trong nhiều thế kỷ và được bảo vệ để du khách không thể làm phiền họ theo luật Ấn Độ. Ảnh: New York Times.

Mục Du lịch - Ẩm thực gửi tới độc giả những tựa sách hay, truyền cảm hứng xê dịch. Không chỉ là những chuyến du lịch đơn thuần, mỗi tác phẩm kể lại hành trình khám phá, học hỏi nhiều điều hay từ những nền văn minh, địa điểm mới của các tác giả.

> Xem thêm: Sách cho người xê dịch

Link nội dung: https://travelteam.vn/cuoc-song-hoang-da-den-am-anh-cua-bo-toc-bi-an-nhat-the-gioi-4063.html