Quán nằm trên đường Sương Nguyệt Ánh, mở cửa từ cuối tháng 8 theo phong cách Wabi-sabi với gốm là vật trang trí chủ đạo.
Chủ quán Trần Lãm, từng thiết kế trang trí nhiều quán cà phê tại Đà Lạt và TP HCM, cho biết phong cách Wabi-sabi bắt nguồn từ giáo lý đạo Phật, có đặc điểm bất đối xứng, thô ráp, là sự kết hợp của những điều cũ kỹ trong đời sống, thiên nhiên. Gốm ở quán là gốm mộc, không tráng men với màu nâu trầm chủ đạo. Chủ quán chọn phong cách trang trí này nhằm mang đến không gian cho khách thưởng thức nghệ thuật, trên tinh thần "tôn trọng vẻ đẹp tồn tại trong những khuyết điểm", cũng là nơi để lưu giữ đồ cũ.
Quán nằm trên đường Sương Nguyệt Ánh, mở cửa từ cuối tháng 8 theo phong cách Wabi-sabi với gốm là vật trang trí chủ đạo.
Chủ quán Trần Lãm, từng thiết kế trang trí nhiều quán cà phê tại Đà Lạt và TP HCM, cho biết phong cách Wabi-sabi bắt nguồn từ giáo lý đạo Phật, có đặc điểm bất đối xứng, thô ráp, là sự kết hợp của những điều cũ kỹ trong đời sống, thiên nhiên. Gốm ở quán là gốm mộc, không tráng men với màu nâu trầm chủ đạo. Chủ quán chọn phong cách trang trí này nhằm mang đến không gian cho khách thưởng thức nghệ thuật, trên tinh thần "tôn trọng vẻ đẹp tồn tại trong những khuyết điểm", cũng là nơi để lưu giữ đồ cũ.
Anh Lãm cho biết hiện có hơn 500 đồ gốm được trang trí tại quán do anh sưu tầm trong nhiều năm, có cả cổ và mới, trong nước và nước ngoài. Anh nói các thiết kế mang phong cách Wabi-sabi thô vụng nhưng yên bình, là cách thể hiện tình yêu đối với những điều đơn giản và sự nguyên sơ của vạn vật.
Anh Lãm cho biết hiện có hơn 500 đồ gốm được trang trí tại quán do anh sưu tầm trong nhiều năm, có cả cổ và mới, trong nước và nước ngoài. Anh nói các thiết kế mang phong cách Wabi-sabi thô vụng nhưng yên bình, là cách thể hiện tình yêu đối với những điều đơn giản và sự nguyên sơ của vạn vật.
Một bức tường trong quán với nhiều kệ trưng bày gốm.
Gốm được quán chọn trang trí chủ yếu từ các dòng gốm truyền thống của Việt Nam như Bàu Trúc (Ninh Thuận), Phù Lãng (Bắc Ninh), Thổ Hà (Bắc Giang) ở Tây Nguyên và Tây Bắc. Ngoài ra, một số hiện vật sưu tầm được vớt từ xác các con tàu đắm, mua ở Trung Quốc và Nhật Bản.
Một bức tường trong quán với nhiều kệ trưng bày gốm.
Gốm được quán chọn trang trí chủ yếu từ các dòng gốm truyền thống của Việt Nam như Bàu Trúc (Ninh Thuận), Phù Lãng (Bắc Ninh), Thổ Hà (Bắc Giang) ở Tây Nguyên và Tây Bắc. Ngoài ra, một số hiện vật sưu tầm được vớt từ xác các con tàu đắm, mua ở Trung Quốc và Nhật Bản.
Chiếc bình cổ (trái) được chủ quán sưu tầm ở Qúy Châu, Trung Quốc từ nhiều năm trước. Bình có hình dáng khác lạ, đặt trong rổ mây, chất liệu bên trong là gốm bên ngoài là lớp mây tre để bảo vệ. "Qua nhiều năm bị phong hóa, lớp gốm và mây tre hòa quyện vào nhau làm tăng tính thẩm mỹ cho chiếc bình", chủ quán nói.
Chiếc bình cổ (trái) được chủ quán sưu tầm ở Qúy Châu, Trung Quốc từ nhiều năm trước. Bình có hình dáng khác lạ, đặt trong rổ mây, chất liệu bên trong là gốm bên ngoài là lớp mây tre để bảo vệ. "Qua nhiều năm bị phong hóa, lớp gốm và mây tre hòa quyện vào nhau làm tăng tính thẩm mỹ cho chiếc bình", chủ quán nói.
Gốm xuất hiện khắp các không gian của quán, từ lối vào, trên các kệ gỗ và dùng làm đèn trang trí với nhiều kiểu dáng và kích cỡ khác nhau.
Không gian quán nằm trong biệt thự Pháp hơn 100 năm, các thiết kế cũ được giữ lại gần như nguyên vẹn. Những mảng tường gạch thô được giữ lại để tạo điểm nhấn và phù hợp để trang trí các sản phẩm gốm.
Gốm xuất hiện khắp các không gian của quán, từ lối vào, trên các kệ gỗ và dùng làm đèn trang trí với nhiều kiểu dáng và kích cỡ khác nhau.
Không gian quán nằm trong biệt thự Pháp hơn 100 năm, các thiết kế cũ được giữ lại gần như nguyên vẹn. Những mảng tường gạch thô được giữ lại để tạo điểm nhấn và phù hợp để trang trí các sản phẩm gốm.
Để tạo điểm nhấn và lấy sáng cho các kệ, tường gốm bên trong, người chủ thiết kế thêm khu vườn theo phong cách Nhật Bản ở giữa không gian quán. "Vườn càng nhỏ yêu cầu trang trí càng khắt khe", chủ quán nói. Bên trong vườn bố trí rêu ở dưới đất và bonsai ở trên, xung quanh ốp những thanh gỗ cũ từ đường ray xe lửa.
Để tạo điểm nhấn và lấy sáng cho các kệ, tường gốm bên trong, người chủ thiết kế thêm khu vườn theo phong cách Nhật Bản ở giữa không gian quán. "Vườn càng nhỏ yêu cầu trang trí càng khắt khe", chủ quán nói. Bên trong vườn bố trí rêu ở dưới đất và bonsai ở trên, xung quanh ốp những thanh gỗ cũ từ đường ray xe lửa.
Quán rộng khoảng 200 m2, sức chứa hơn 100 khách. Không gian chia thành các khu vực trò chuyện, làm việc nhóm và ngồi thưởng cảnh ngoài trời.
Quán rộng khoảng 200 m2, sức chứa hơn 100 khách. Không gian chia thành các khu vực trò chuyện, làm việc nhóm và ngồi thưởng cảnh ngoài trời.
Khu vực làm việc nhóm bố trí hồ thủy sinh ở giữa, xung quanh là những kệ tường gốm được đánh ánh sáng vàng, đem lại cho khách cảm giác thư giãn.
Khu vực làm việc nhóm bố trí hồ thủy sinh ở giữa, xung quanh là những kệ tường gốm được đánh ánh sáng vàng, đem lại cho khách cảm giác thư giãn.
Ngoài gốm, không gian khu vườn Nhật là nơi được nhiều khách chọn chụp hình check in.
"Màu xanh của cây kết hợp với màu nâu trầm của gỗ, rất dễ để chụp hình", Thảo Uyên (đeo kính), TP Thủ Đức, nói.
Ngoài gốm, không gian khu vườn Nhật là nơi được nhiều khách chọn chụp hình check in.
"Màu xanh của cây kết hợp với màu nâu trầm của gỗ, rất dễ để chụp hình", Thảo Uyên (đeo kính), TP Thủ Đức, nói.
Phan Thị Thuý Nhi, 24 tuổi sống tại quận 7, cho biết quán yên tĩnh, không gian mang nét hoài cổ, "phù hợp với những người thích nhẹ nhàng".
Phan Thị Thuý Nhi, 24 tuổi sống tại quận 7, cho biết quán yên tĩnh, không gian mang nét hoài cổ, "phù hợp với những người thích nhẹ nhàng".
"Quán dành cho những người thích sự yên tĩnh và hướng nội, đó cũng là lý do mình đến đây'', Tiến Minh (chụp hình), sống tại TP Thủ Đức, cho biết khi đến đây hôm 30/8.
"Quán dành cho những người thích sự yên tĩnh và hướng nội, đó cũng là lý do mình đến đây'', Tiến Minh (chụp hình), sống tại TP Thủ Đức, cho biết khi đến đây hôm 30/8.
Chủ quán cho biết sau hơn một tuần mở cửa, quán đón khoảng 300 khách mỗi ngày, đông nhất vào buổi sáng và tối.
Quán được nhiều người trẻ tìm đến check in nên thường quá tải một số khung giờ và cuối tuần. Khách nên tránh giờ cao điểm để có chỗ ngồi có thể thưởng lãm không gian gốm.
Quán phục vụ hơn 20 món nước chủ yếu là trà và cà phê, giá từ 35.000 đồng đến 50.000 đồng. Quán có khu vực để xe rộng rãi và miễn phí, mở cửa từ 7 đến 21 giờ mỗi ngày.
Chủ quán cho biết sau hơn một tuần mở cửa, quán đón khoảng 300 khách mỗi ngày, đông nhất vào buổi sáng và tối.
Quán được nhiều người trẻ tìm đến check in nên thường quá tải một số khung giờ và cuối tuần. Khách nên tránh giờ cao điểm để có chỗ ngồi có thể thưởng lãm không gian gốm.
Quán phục vụ hơn 20 món nước chủ yếu là trà và cà phê, giá từ 35.000 đồng đến 50.000 đồng. Quán có khu vực để xe rộng rãi và miễn phí, mở cửa từ 7 đến 21 giờ mỗi ngày.
Tuấn Anh
Ảnh: Quỳnh Trần
Link nội dung: https://travelteam.vn/quan-ca-phe-trang-tri-hon-500-do-gom-hut-khach-o-tp-hcm-4085.html