Trong vùng nước trong xanh ấm áp của quần đảo Solomon, mảng san hô duy nhất nằm trên một chuỗi đảo ở Nam Thái Bình Dương vừa được các nhà thám hiểm thuộc chương trình Pristine Seas của National Geographic (NG) tìm thấy hồi tháng 10. "Đây là rạn san hô lớn nhất thế giới", NG tuyên bố. Ảnh: Cailtin Bailey/NG Pristine Seas. |
Theo đó, khối san hô rộng 34 m, dài 32 m (tính luôn cả san hô và polyp san hô - những loài vật nhỏ sống riêng lẻ hoặc từng đàn, hình thành rạn san hô), kích thước gần bằng hai sân bóng rổ và có thể hình thấy từ ngoài không gian, đặc biệt là lớn hơn cá voi xanh trung bình (loài động vật lớn nhất thế giới). Nhìn từ trên cao, sinh vật biển vừa được phát hiện trông như một tảng đá khổng lồ, thậm chí là một con tàu đắm. Mãi cho đến khi nhiếp ảnh gia dưới nước Manu San Félix lặn xuống, ông mới phát hiện đó là một san hô khổng lồ. Ảnh: Steve Spence/NG Pristine Seas. |
Các thành viên trong nhóm thả một chiếc camera dưới nước quan sát biển sâu từ tàu nghiên cứu Argo bởi san hô khổng lồ lớn đến mức có thể nhìn thấy từ không gian, nhưng bị che khuất nếu nhìn ngay ngoài khơi. Ronnie Posala, một nhân viên bảo tồn biển tại quần đảo Solomon, chuẩn bị lặn xuống biển ở độ sâu khoảng 12,8 m. Ảnh: Cailtin Bailey/NG Pristine Seas. |
Đại diện nhóm nghiên cứu cho biết: "Một rạn san hô điển hình được tạo thành từ nhiều quần thể san hô khác nhau, hầu hết trong số đó có sự khác biệt về mặt di truyền. Trong khi đó, thứ chúng tôi vừa phát hiện là một cá thể". Trong ảnh là loài san hô Pavona clavus, trông giống như một gò đất màu nâu vón cục. Các nhà nghiên cứu thường sử dụng chiều cao của san hô để đếm số tuổi. Họ ước tính thuộc địa này có tuổi đời khoảng 300 năm nhưng cũng có thể lâu đời hơn. Ảnh: Manu San Félix/NG Pristine Seas. |
Enric Sala, người sáng lập Pristine Seas, cho biết việc phát hiện san hô khổng lồ khơi dậy cảm giác kinh ngạc của con người về đại dương. Ảnh: Manu San Félix/NG Pristine Seas. |
Một thợ lặn từ đội thám hiểm sử dụng thước dây để ghi lại kích cỡ của san hô. Theo NG, thuộc địa san hô này lâu đời đến mức nó đã trải qua các sự kiện lịch sử lớn chẳng hạn những nhà truyền giáo Cơ đốc giáo đầu tiên bắt đầu đến thăm đảo Solomon vào những năm thế kỷ XIX, chiến tranh thế giới thứ hai và đại dịch Covid-19. "Sức sống của nó thật đáng kinh ngạc", một người thám hiểm trong đoàn nói. Ảnh: Manu San Félix/NG Pristine Seas. |
Nhà khoa học phụ trách chính của đoàn Molly Timmers lấy mẫu eDNA (viết tắt của enviromental DNA hay còn gọi là DNA môi trường) từ trên tàu. Việc thu thập môi trường nước xung quanh có thể cung cấp thêm thông tin cho các nhà nghiên cứu về điều kiện sống của san hô. Ảnh: Cailtin Bailey/NG Pristine Seas. |
Cận cảnh polyp san hô. Các nhà nghiên cứu từ Pristine Seas ước tính số lượng có thể lên tới 1 tỷ con. Ảnh: Manu San Félix/NG Pristine Seas. |
Thông qua đợt thám hiểm, cộng đồng địa phương hy vọng hệ sinh thái dưới nước ở khu vực đảo Solomon nhận được sự bảo tồn chính thức từ phía chính phủ. Theo Timmers, sự nóng lên toàn cầu có thể là thảm họa đối với các rạn san hô. Việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch và bảo vệ 30% môi trường biển là rất quan trọng. Hiện tại, chỉ có 8,4% đại dương được bảo tồn dựa trên các quy định của chính phủ. Ảnh: Manu San Félix/NG Pristine Seas. |
Mục Du lịch - Ẩm thực gửi tới độc giả những tựa sách hay, truyền cảm hứng xê dịch. Không chỉ là những chuyến du lịch đơn thuần, mỗi tác phẩm kể lại hành trình khám phá, học hỏi nhiều điều hay từ những nền văn minh, địa điểm mới của các tác giả.
> Xem thêm: Sách cho người xê dịch
Link nội dung: https://travelteam.vn/phat-hien-sinh-vat-bien-to-bang-2-san-bong-ro-cong-lai-4628.html