Manor House hay Tướng quân phủ, nằm ở số 6 đường ZhongZheng, bên bờ sông Mỹ Luân ở thành phố Hoa Liên, huyện Hoa Liên. Từng là nơi ở của Đại tá Nakamura Daisuke và binh sĩ trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng hòn đảo, ngày nay Tướng quân phủ là một trong những điểm đến nổi tiếng, phải ghé thăm tại thành phố, theo Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đài Loan.
Manor House hay Tướng quân phủ, nằm ở số 6 đường ZhongZheng, bên bờ sông Mỹ Luân ở thành phố Hoa Liên, huyện Hoa Liên. Từng là nơi ở của Đại tá Nakamura Daisuke và binh sĩ trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng hòn đảo, ngày nay Tướng quân phủ là một trong những điểm đến nổi tiếng, phải ghé thăm tại thành phố, theo Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đài Loan.
Năm 2005, Tướng quân phủ được xếp vào danh sách di tích lịch sử của huyện. Một trong những điểm nhấn nổi tiếng ở nơi này là cây đa cổ, tán rộng bao trùm một khoảng sân lớn. Giữa thân cây có một lỗ hổng (ảnh), trông như hình dáng đảo Đài Loan.
Năm 2005, Tướng quân phủ được xếp vào danh sách di tích lịch sử của huyện. Một trong những điểm nhấn nổi tiếng ở nơi này là cây đa cổ, tán rộng bao trùm một khoảng sân lớn. Giữa thân cây có một lỗ hổng (ảnh), trông như hình dáng đảo Đài Loan.
Cây đa là điểm check in, chụp ảnh yêu thích của mọi du khách khi đến phủ. Từ trên cao nhìn xuống, đảo Đài Loan có hình dáng giống củ khoai. Lỗ hổng trên thân cây cũng có hình dáng tương tự.
Cây đa là điểm check in, chụp ảnh yêu thích của mọi du khách khi đến phủ. Từ trên cao nhìn xuống, đảo Đài Loan có hình dáng giống củ khoai. Lỗ hổng trên thân cây cũng có hình dáng tương tự.
Theo chị Vân Khánh, hướng dẫn viên gốc Việt sống tại Đài Loan, trước đây người dân Hoa Liên không biết tên gọi của những người sống tại khu phức hợp này, chỉ biết nơi đây thuộc về một số tướng lĩnh cấp cao. Do đó, họ gọi nơi này là "phủ tướng quân" và cái tên Tướng quân phủ được lưu giữ cho đến ngày nay.
Trên ảnh, du khách đi dạo trên lối đi lát gạch trong phủ Tướng quân, hai bên là các dãy nhà trước đây được dùng làm ký túc xá cho binh lính. Thiết kế, cấu trúc nhà vẫn được giữ nguyên vẹn, theo phong cách Nhật Bản.
Theo chị Vân Khánh, hướng dẫn viên gốc Việt sống tại Đài Loan, trước đây người dân Hoa Liên không biết tên gọi của những người sống tại khu phức hợp này, chỉ biết nơi đây thuộc về một số tướng lĩnh cấp cao. Do đó, họ gọi nơi này là "phủ tướng quân" và cái tên Tướng quân phủ được lưu giữ cho đến ngày nay.
Trên ảnh, du khách đi dạo trên lối đi lát gạch trong phủ Tướng quân, hai bên là các dãy nhà trước đây được dùng làm ký túc xá cho binh lính. Thiết kế, cấu trúc nhà vẫn được giữ nguyên vẹn, theo phong cách Nhật Bản.
Các ngôi nhà và nội thất được xây dựng bằng gỗ bạch đàn. Dãy nhà từng ký túc xá cho binh lính (ảnh) hiện được sử dụng làm nhà hàng, quán cà phê, cửa hàng lưu niệm phục vụ du khách.
Các ngôi nhà và nội thất được xây dựng bằng gỗ bạch đàn. Dãy nhà từng ký túc xá cho binh lính (ảnh) hiện được sử dụng làm nhà hàng, quán cà phê, cửa hàng lưu niệm phục vụ du khách.
Khu phức hợp gồm sân, vườn, tiểu cảnh và 14 khu nhà được xây vào năm 1936. Tuy nhiên, nơi này bị tàn phá bởi một trận bão lớn, gây thiệt hại về tài sản nặng nề. Ngày nay, Tướng quân phủ chỉ còn 6 khu nhà bản gốc.
Phía trước các ngôi nhà được trang trí bởi các bãi cỏ rộng, hoặc hồ nước và bonsai Nhật Bản.
Khu phức hợp gồm sân, vườn, tiểu cảnh và 14 khu nhà được xây vào năm 1936. Tuy nhiên, nơi này bị tàn phá bởi một trận bão lớn, gây thiệt hại về tài sản nặng nề. Ngày nay, Tướng quân phủ chỉ còn 6 khu nhà bản gốc.
Phía trước các ngôi nhà được trang trí bởi các bãi cỏ rộng, hoặc hồ nước và bonsai Nhật Bản.
Trên ảnh là giếng đựng nước thời xưa, được các binh sĩ Nhật sử dụng để lấy nước dập lửa chữa cháy nếu các ngôi nhà gặp hỏa hoạn.
Trên ảnh là giếng đựng nước thời xưa, được các binh sĩ Nhật sử dụng để lấy nước dập lửa chữa cháy nếu các ngôi nhà gặp hỏa hoạn.
Ngôi nhà của Tổng tư lệnh Hoa Liên trước đây, đại tá Nakamura Daisuke, nằm ở trung tâm khu phức hợp. Trên cổng nhà có tạc hình các con rồng - biểu tượng chỉ xuất hiện trên cổng của các nhà quý tộc, quan lại thời xưa.
Ngôi nhà của Tổng tư lệnh Hoa Liên trước đây, đại tá Nakamura Daisuke, nằm ở trung tâm khu phức hợp. Trên cổng nhà có tạc hình các con rồng - biểu tượng chỉ xuất hiện trên cổng của các nhà quý tộc, quan lại thời xưa.
Bên trong các tòa nhà được xây dựng giống nhau, với nhiều căn phòng nhỏ, sàn ốp gỗ và trần thấp, cửa sổ rộng để tận dụng đón ánh sáng.
Trên ảnh là ngôi nhà được tận dụng để làm nơi triển lãm, trưng bày các sản phẩm nội thất, đồ gia dụng và nữ trang có nguồn gốc từ Nhật Bản.
Bên trong các tòa nhà được xây dựng giống nhau, với nhiều căn phòng nhỏ, sàn ốp gỗ và trần thấp, cửa sổ rộng để tận dụng đón ánh sáng.
Trên ảnh là ngôi nhà được tận dụng để làm nơi triển lãm, trưng bày các sản phẩm nội thất, đồ gia dụng và nữ trang có nguồn gốc từ Nhật Bản.
Không gian tại Tướng quân phủ không quá rộng nhưng được xây dựng, quy hoạch ngăn nắp và luôn yên tĩnh, phù hợp để khách tham quan, khám phá và chụp ảnh. Bước vào nơi này, nhiều du khách như có cảm giác được quay về quá khứ, lạc bước vào một khu phố Nhật Bản.
"Không có gì thú vị hơn khi mặc một bộ kimono và tạo dáng ở nơi này", Ngọc Thảo, du khách đến từ Việt Nam chia sẻ. Giá thuê một bộ kimono từ 300 đài tệ (240.000 đồng).
Không gian tại Tướng quân phủ không quá rộng nhưng được xây dựng, quy hoạch ngăn nắp và luôn yên tĩnh, phù hợp để khách tham quan, khám phá và chụp ảnh. Bước vào nơi này, nhiều du khách như có cảm giác được quay về quá khứ, lạc bước vào một khu phố Nhật Bản.
"Không có gì thú vị hơn khi mặc một bộ kimono và tạo dáng ở nơi này", Ngọc Thảo, du khách đến từ Việt Nam chia sẻ. Giá thuê một bộ kimono từ 300 đài tệ (240.000 đồng).
Tướng quân phủ mở cửa miễn phí từ 10h30 đến 22h30 các ngày trong tuần, ba ngày cuối tuần mở đến 23h. Du khách có thể mua kem, đồ uống bán tại các gian hàng ở trong khuôn viên để giải khát, giá từ 30 đài tệ (24.000 đồng).
Theo người dân địa phương, du khách nên ghé thăm vào sáng sớm đầu ngày để tận hưởng không khí yên tĩnh trước khi nhiều khách khác cũng đến.
Tướng quân phủ mở cửa miễn phí từ 10h30 đến 22h30 các ngày trong tuần, ba ngày cuối tuần mở đến 23h. Du khách có thể mua kem, đồ uống bán tại các gian hàng ở trong khuôn viên để giải khát, giá từ 30 đài tệ (24.000 đồng).
Theo người dân địa phương, du khách nên ghé thăm vào sáng sớm đầu ngày để tận hưởng không khí yên tĩnh trước khi nhiều khách khác cũng đến.
Phương Anh
Link nội dung: https://travelteam.vn/tieu-nhat-ban-trong-long-dai-loan-4733.html