Khách Trung nườm nượp đi Nhật Bản sau lời đồn động đất

Sau ngày 5/7, bất chấp tin đồn động đất, khách Trung Quốc vẫn tiếp tục đến Nhật Bản dù một số tour trước đó bị hủy.

Khách Trung Quốc nhập cảnh vào Nhật Bản, năm 2024. Ảnh: Arisa Moriyama.

Ngày 5/7, chính phủ Nhật Bản bác bỏ

Người dân sơ tán khỏi đảo Akuseki, nằm trong chuỗi đảo Tokara ở tỉnh Kagoshima, đến cảng Kagoshima vào 4/7. Ảnh: JIJI.

Theo Global Times, một số công ty lữ hành Trung Quốc như Qunar ghi nhận lượng lớn khách hàng hỏi về vụ việc và có một số tour bị hủy. Tuy nhiên, China Youth Travel Service (CYTS) Aoyou cho biết các đoàn du lịch của họ vẫn khởi hành đúng kế hoạch bởi chưa có bất kỳ cảnh báo chính thức nào được đưa ra.

Một công dân Trung Quốc đang kinh doanh khách sạn suối nước nóng và dịch vụ du lịch tại Izu, Nhật Bản, cho biết du khách Trung Quốc chiếm phần lớn khách lưu trú trong tuần và kỳ nghỉ hè. Trước ngày 5/7, lượng khách khá thưa thớt, song từ ngày 6/7 trở đi, các điểm du lịch như Núi Omuro bắt đầu chật kín, thậm chí phải xếp hàng, điều vốn hiếm gặp trước đây. Người này tiết lộ, khách sạn của anh gần như kín phòng sau ngày 16/7.

Nhat Ban anh 2

Người đi bộ trên phố ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 18/6. Tokyo và các khu vực khác ở Nhật Bản đã phải hứng chịu nhiệt độ cao trong những ngày gần đây. Ảnh: Jia Haocheng/Xinhua.

Không chỉ vậy, hãng lữ hành EGL Tours tại Hong Kong cho biết 3 đoàn khách của họ vẫn khởi hành vào ngày 6/7, lần lượt đến Hokkaido, Kyushu và Osaka. Một du khách đến Kyushu chia sẻ giá tour lần này rẻ hơn khoảng 1/3 so với trước đây, đồng thời cho biết họ đã chuẩn bị sẵn các vật dụng cần thiết đề phòng thảm họa.

Theo ông Steve Huen, đại diện EGL Tours, số lượng tour Nhật Bản trong tháng 7 giảm mạnh, từ trung bình 7-10 đoàn mỗi ngày xuống còn 3 đoàn vào ngày 6/7. Quy mô đoàn cũng giảm, từ 20-30 khách còn 12 khách/đoàn, giá tour giảm đáng kể.

Dù vậy, ông Huen tin rằng giai đoạn khó khăn nhất đã qua. Ông kỳ vọng thị trường tour Nhật Bản sẽ phục hồi từ tháng 8, đặc biệt bùng nổ vào mùa thu, thời điểm lá đổi màu từ cuối tháng 9 đến tháng 10.

Travel blogger truyền cảm hứng du lịch qua những câu chuyện đầy màu sắc về những điểm đến mới lạ, những trải nghiệm độc đáo mà họ khám phá được trong hành trình. Những bài viết, video hay hình ảnh của họ không chỉ mang lại kiến thức về địa lý, mà còn khơi gợi niềm đam mê khám phá thế giới. Đọc sách là một phần không thể thiếu trong hành trình này, giúp họ tìm hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và con người ở mỗi nơi.

Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu chân dung travel blogger kiêm tác sách, những con người lan tỏa nguồn cảm hứng xê dịch và tiếp nạp tri thức.

> Xem thêm: Travel blogger Đinh Hằng: Thật khó để cô đơn khi du lịch một mình

Link nội dung: https://travelteam.vn/khach-trung-nuom-nuop-di-nhat-ban-sau-loi-don-dong-dat-6763.html