Đại nội Huế nằm trong Kinh thành Huế được xây dựng năm 1804 dưới thời vua Gia Long, đến năm 1833 đời vua Minh Mạng mới hoàn thiện với khoảng 147 công trình. Toàn bộ hệ thống cung điện được bố trí trên một trục đối xứng, trong đó trục chính giữa là các công trình chỉ dành cho vua. Các công trình ở hai bên được phân bố chặt chẽ theo từng khu vực, tuân thủ nguyên tắc "tả nam hữu nữ", "tả văn hữu võ".
Khu vực Đại nội nổi bật với các công trình và hiện vật như cửa Ngọ Môn, lầu Ngũ Phụng, điện Thái Hòa nơi đặt ngai vàng, Thế Tổ Miếu nơi đặt cửu đỉnh hay điện Kiến Trung đang được trung tu, tu bổ.
Giá vé tham quan 200.000 đồng.
Đại nội Huế nằm trong Kinh thành Huế được xây dựng năm 1804 dưới thời vua Gia Long, đến năm 1833 đời vua Minh Mạng mới hoàn thiện với khoảng 147 công trình. Toàn bộ hệ thống cung điện được bố trí trên một trục đối xứng, trong đó trục chính giữa là các công trình chỉ dành cho vua. Các công trình ở hai bên được phân bố chặt chẽ theo từng khu vực, tuân thủ nguyên tắc "tả nam hữu nữ", "tả văn hữu võ".
Khu vực Đại nội nổi bật với các công trình và hiện vật như cửa Ngọ Môn, lầu Ngũ Phụng, điện Thái Hòa nơi đặt ngai vàng, Thế Tổ Miếu nơi đặt cửu đỉnh hay điện Kiến Trung đang được trung tu, tu bổ.
Giá vé tham quan 200.000 đồng.
Lăng vua Gia Long hay Thiên Thọ lăng ở xã Hương Thọ là nơi an nghỉ của hoàng đế Gia Long (1762- 1820) cùng hai người vợ là Thừa Thiên Cao Hoàng hậu và Thuận Thiên Cao Hoàng hậu. Lăng được xây dựng từ năm 1814 đến năm 1820.
Quần thể lăng vua Gia Long có vị trí phong thủy đẹp nhất trong những lăng vua triều Nguyễn. Sử cũ cho hay, thầy địa lý Lê Duy Thanh (con trai nhà bác học Lê Quý Đôn) là người tìm được thế đất này, nơi mà theo ông "đã tập trung được mọi ảnh hưởng tốt lành tỏa ra từ nhiều núi đồi bao quanh".
Giá vé tham quan 150.000 đồng
Lăng vua Gia Long hay Thiên Thọ lăng ở xã Hương Thọ là nơi an nghỉ của hoàng đế Gia Long (1762- 1820) cùng hai người vợ là Thừa Thiên Cao Hoàng hậu và Thuận Thiên Cao Hoàng hậu. Lăng được xây dựng từ năm 1814 đến năm 1820.
Quần thể lăng vua Gia Long có vị trí phong thủy đẹp nhất trong những lăng vua triều Nguyễn. Sử cũ cho hay, thầy địa lý Lê Duy Thanh (con trai nhà bác học Lê Quý Đôn) là người tìm được thế đất này, nơi mà theo ông "đã tập trung được mọi ảnh hưởng tốt lành tỏa ra từ nhiều núi đồi bao quanh".
Giá vé tham quan 150.000 đồng
Lăng vua Minh Mạng còn gọi là Hiếu Lăng nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương. Lăng Minh Mạng được xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843, cách trung tâm thành phố Huế 12 km.
Theo sử sách, đích thân vua Minh Mạng xem xét, phê chuẩn họa đồ thiết kế do các quan Bùi Công Huyên, Trương Đăng Quế và Giám thành vệ dâng lên. Tháng 4/1840, công cuộc kiến thiết Hiếu Lăng bắt đầu.
Lăng vua Minh Mạng có bố cục kiến trúc đối xứng. Xung quanh một trục kiến trúc là đường thần đạo, xuyên qua loạt công trình gồm: cửa chính, sân chầu, nhà bia, sân tế, Hiển Đức môn, điện Sùng Ân, hồ Trừng Minh, Minh Lâu, hồ Tân Nguyệt, cổng tam quan Quang Minh Chính Trực, Trung Đạo kiều và cuối cùng là bửu thành. Lăng có diện tích 18 ha (diện tích cấm địa quanh lăng là 475 ha), xung quanh có thành bao bọc.
Giá vé tham quan 150.000 đồng.
Lăng vua Minh Mạng còn gọi là Hiếu Lăng nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương. Lăng Minh Mạng được xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843, cách trung tâm thành phố Huế 12 km.
Theo sử sách, đích thân vua Minh Mạng xem xét, phê chuẩn họa đồ thiết kế do các quan Bùi Công Huyên, Trương Đăng Quế và Giám thành vệ dâng lên. Tháng 4/1840, công cuộc kiến thiết Hiếu Lăng bắt đầu.
Lăng vua Minh Mạng có bố cục kiến trúc đối xứng. Xung quanh một trục kiến trúc là đường thần đạo, xuyên qua loạt công trình gồm: cửa chính, sân chầu, nhà bia, sân tế, Hiển Đức môn, điện Sùng Ân, hồ Trừng Minh, Minh Lâu, hồ Tân Nguyệt, cổng tam quan Quang Minh Chính Trực, Trung Đạo kiều và cuối cùng là bửu thành. Lăng có diện tích 18 ha (diện tích cấm địa quanh lăng là 475 ha), xung quanh có thành bao bọc.
Giá vé tham quan 150.000 đồng.
Lăng vua Thiệu Trị nằm ở làng Cư Chánh xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, là nơi chôn cất hoàng đế Thiệu Trị (1807-1847), vị vua thứ ba của triều Nguyễn. Đây là lăng vua triều Nguyễn duy nhất xoay về hướng tây bắc.
Do quần thể lăng vua Thiệu Trị có nhiều công trình bị hư hại do chiến tranh nên giá vé tham quan chỉ 50.000 đồng.
Lăng vua Thiệu Trị nằm ở làng Cư Chánh xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, là nơi chôn cất hoàng đế Thiệu Trị (1807-1847), vị vua thứ ba của triều Nguyễn. Đây là lăng vua triều Nguyễn duy nhất xoay về hướng tây bắc.
Do quần thể lăng vua Thiệu Trị có nhiều công trình bị hư hại do chiến tranh nên giá vé tham quan chỉ 50.000 đồng.
Khiêm Lăng nằm ở phường Thủy Xuân, TP Huế là nơi chôn cất vua Tự Đức (1829 - 1883), vị vua có thời gian trị vì triều Nguyễn lâu nhất với 36 năm. Lăng được xây dựng từ năm 1866 đến năm 1873 thì cơ bản hoàn thành. Lăng Tự Đức có khuôn viên rộng, nằm ở khu vực cao nhất, xung quanh được bao bọc bởi rừng thông cổ thụ, cây sứ.
Giá vé tham quan 150.000 đồng.
Khiêm Lăng nằm ở phường Thủy Xuân, TP Huế là nơi chôn cất vua Tự Đức (1829 - 1883), vị vua có thời gian trị vì triều Nguyễn lâu nhất với 36 năm. Lăng được xây dựng từ năm 1866 đến năm 1873 thì cơ bản hoàn thành. Lăng Tự Đức có khuôn viên rộng, nằm ở khu vực cao nhất, xung quanh được bao bọc bởi rừng thông cổ thụ, cây sứ.
Giá vé tham quan 150.000 đồng.
Tư Lăng nằm trên núi Cư Sĩ và đồi Hộ Thuận Sơn, phường Thủy Xuân, TP Huế, là nơi an nghỉ của vua Đồng Khánh (1864-1888). Việc xây dựng lăng mộ vua Đồng Khánh diễn ra nhiều đợt và kéo dài gần 35 năm, qua bốn đời vua, bắt đầu cuối đời vua Đồng Khánh và đến đời vua Khải Định mới hoàn chỉnh. Tư Lăng có hơn 20 công trình lớn nhỏ, kiến trúc không khác gì so với lăng mộ các vị vua tiền triều như Tự Đức hay Thiệu Trị.
Giá vé tham quan 100.000 đồng.
Tư Lăng nằm trên núi Cư Sĩ và đồi Hộ Thuận Sơn, phường Thủy Xuân, TP Huế, là nơi an nghỉ của vua Đồng Khánh (1864-1888). Việc xây dựng lăng mộ vua Đồng Khánh diễn ra nhiều đợt và kéo dài gần 35 năm, qua bốn đời vua, bắt đầu cuối đời vua Đồng Khánh và đến đời vua Khải Định mới hoàn chỉnh. Tư Lăng có hơn 20 công trình lớn nhỏ, kiến trúc không khác gì so với lăng mộ các vị vua tiền triều như Tự Đức hay Thiệu Trị.
Giá vé tham quan 100.000 đồng.
Lăng vua Khải Định nằm ở triền núi Châu Chữ thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy là nơi an nghỉ của vua Khải Định (1885 -1925). Lăng được khởi công xây dựng vào năm 1920 và 11 năm sau mới hoàn thành với kiến trúc như ngày nay.
Giá vé tham quan 150.000 đồng
Lăng vua Khải Định nằm ở triền núi Châu Chữ thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy là nơi an nghỉ của vua Khải Định (1885 -1925). Lăng được khởi công xây dựng vào năm 1920 và 11 năm sau mới hoàn thành với kiến trúc như ngày nay.
Giá vé tham quan 150.000 đồng
Bảo tàng cổ vật cung đình Huế nằm trên đường Lê Trực, phường Đông Ba, TP Huế xưa kia là điện Long An, được xây dựng năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị (1841-1847). Đây là một trong những bảo tàng đầu tiên của Việt Nam khi được thành lập năm 1923 với tên gọi ban đầu là Musée Khải Định (Bảo tàng Khải Định). Bảo tàng hiện lưu giữ và trưng bày các sưu tập cổ vật Huế xưa, phần lớn có xuất xứ từ cung đình triều Nguyễn. Ngoài ra, còn có khu cổ vật Champa thành lập theo quyết định ngày 26/12/1927 của vua Khải Định.
Giá vé tham quan 50.000 đồng
Bảo tàng cổ vật cung đình Huế nằm trên đường Lê Trực, phường Đông Ba, TP Huế xưa kia là điện Long An, được xây dựng năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị (1841-1847). Đây là một trong những bảo tàng đầu tiên của Việt Nam khi được thành lập năm 1923 với tên gọi ban đầu là Musée Khải Định (Bảo tàng Khải Định). Bảo tàng hiện lưu giữ và trưng bày các sưu tập cổ vật Huế xưa, phần lớn có xuất xứ từ cung đình triều Nguyễn. Ngoài ra, còn có khu cổ vật Champa thành lập theo quyết định ngày 26/12/1927 của vua Khải Định.
Giá vé tham quan 50.000 đồng
Đàn Nam Giao nằm ở phường Trường An, TP Huế được triều Nguyễn xây dựng vào năm 1806 dưới thời vua Gia Long. Đây là nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ tế trời đất vào mùa xuân hàng năm. Lễ tế Nam Giao là nghi lễ quan trọng bậc nhất dưới triều Nguyễn vì chỉ nhà vua mới có quyền làm lễ tế Giao, tức là tế trời đất, nhằm khẳng định tính chính thống của triều đại, uy quyền của hoàng đế tuân theo mệnh trời mà cai trị dân chúng. Giá vé vào tham quan 50.000 đồng.
Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cũng miễn phí tham quan cho các runner khi vào tham quan cung An Định, điện Hòn Chén.
Đàn Nam Giao nằm ở phường Trường An, TP Huế được triều Nguyễn xây dựng vào năm 1806 dưới thời vua Gia Long. Đây là nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ tế trời đất vào mùa xuân hàng năm. Lễ tế Nam Giao là nghi lễ quan trọng bậc nhất dưới triều Nguyễn vì chỉ nhà vua mới có quyền làm lễ tế Giao, tức là tế trời đất, nhằm khẳng định tính chính thống của triều đại, uy quyền của hoàng đế tuân theo mệnh trời mà cai trị dân chúng. Giá vé vào tham quan 50.000 đồng.
Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cũng miễn phí tham quan cho các runner khi vào tham quan cung An Định, điện Hòn Chén.
Võ Thạnh
Link nội dung: https://travelteam.vn/cac-di-tich-trieu-nguyen-mien-ve-tham-quan-cho-runner-679.html