![]() |
Natali và chồng (quốc tịch Đức) tham quan Dinh Độc Lập đầu tháng 4. Ảnh: Linh Huỳnh. |
Paul Hazelton, cựu chiến binh Mỹ, cùng vợ vừa đi vừa quan sát hiện vật tại bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (đường Võ Văn Tần, quận 3, TP.HCM).
"Nơi đây từng được gọi là Sài Gòn vào thời tôi ở đây", ông nói với tờ AP.
Bảo tàng thu hút khoảng 500.000 du khách mỗi năm, trong đó 2/3 là khách quốc tế. Điểm đến trưng bày hiện vật từ giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài 21 năm (1954-1975).
Còn ở ngoại ô phía Bắc thành phố, địa đạo Củ Chi, nơi từng được dùng làm nơi trú ẩn, sinh hoạt và hoạt động phục vụ cách mạng, cũng được du khách quốc tế ưa chuộng, khoảng 1,5 triệu lượt khách đến đây mỗi năm.
![]() ![]() ![]() ![]() |
Tờ AP gợi ý du khách quốc tế có thể ghé Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) để tìm hiểu về cuộc chiến chống Mỹ ở phía Bắc. Ảnh: Việt Linh. |
Ngày nay, du khách đến đây có thể tham quan các lối đi hẹp, rẽ vào một trường bắn có một số vũ khí như AK-47, súng máy M-60.
"Càng tìm hiểu sâu, tôi càng hiểu rõ hơn về cách cuộc chiến đã xảy ra và cách người Việt Nam chiến đấu, tự bảo vệ non sông", Buono, khách du lịch người Italy, nói sau chuyến thăm địa đạo.
Ngoài TP.HCM, khu phi quân sự (DMZ) cũ ở tỉnh Quảng Trị cũng được du khách quốc tế ghé thăm nhiều, đáng chú ý là địa đạo Vịnh Mốc, Khe Sanh. Năm 2024, tỉnh đón 3 triệu lượt khách.
Bản thân Huế là chiến trường của một trận chiến lớn trong cuộc tấn công Tết năm 1968, một trong những cuộc chiến dài và dữ dội nhất của cuộc chiến chống Mỹ.
Ngày nay, Điện Kiến Trung, một trong những di tích quan trọng của quần thể di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, được UNESCO công nhận, vẫn mang dấu hiệu của cuộc chiến khốc liệt nhưng phần lớn đã được trùng tu.
Phía tây Huế, đồi Thiên An hay đồi Hambuger (Hambuger hill), con đường gần biên giới với Lào, nơi diễn ra trận Đồi Thịt Băm vào năm 1969, cũng là điểm tờ AP gợi ý du khách quốc tế nên ghé thăm khi đến Việt Nam dịp 30/4.
Còn ở phía Bắc Việt Nam, các trận chiến chủ yếu là không chiến. Để hiểu sâu, hãng thông tấn của Mỹ hướng bạn đọc ngoại quốc đến Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội).
Du lịch là để tận hưởng hay sống ảo?
Theo TS Đặng Hoàng Giang - tác giả cuốn sách Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường - việc chạy theo những gì được cho là đẹp theo tiêu chuẩn số đông đang phá vỡ sự nguyên sơ, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên.
Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu nội dung buổi chia sẻ của tác giả Đặng Hoàng Giang về quan điểm du lịch đang khiến con người quên đi việc tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên.
> Đọc tiếp: Hệ luỵ của du lịch 'sống ảo'