Tour lưu diễn xuyên Việt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ vừa diễn ra, trong tháng 6 và đầu tháng 7-2023 của
Bấp bênh nhóm nhạc Việt Nam
Một buổi trình diễn của nhóm nhạc Cá Hồi Hoang. (Ảnh do nhóm nhạc cung cấp)
Năm 2014, Cá Hồi Hoang kết nạp thêm Bùi Khắc Đạt và Lê Đặng Hiếu. Cá Hồi Hoang theo đuổi và nổi tiếng với thể loại alternative rock. Cá Hồi Hoang từng tan rã một lần sau 5 năm hoạt động. Năm 2017, vì không xác định được hướng đi, nhóm từng có ý định tan rã lần hai nhưng sau khi ra mắt album thứ 3 có tên "Gấp" và chuỗi đêm nhạc "Gap tour" nhóm bắt đầu tìm được hướng đi phù hợp. Năm 2019, Cá Hồi Hoang ra mắt album thứ 4 trong sự nghiệp với tên gọi "Hiệu ứng trốn chạy", sản phẩm được công chúng đón nhận giúp Cá Hồi Hoang khẳng định chỗ đứng.
Những ngày gần đây, K-pop có nhiều nhóm nhạc tan rã như: April, WeGirls, TRCNG, NU’EST, ARIAZ, G-reyish, CLC, ICE, Redsquare, BlingBling, Girl Kind, Botopass, Blue Fox, HINT, D-Crunch, BVNDIT, BugAboo... Phần lớn là nhóm nhạc của các công ty vừa hoặc nhỏ. Họ thậm chí chưa được công chúng biết đến đã phải ngậm ngùi chia tay ước mơ trở thành người nổi tiếng.
Khi tuyên bố "365" tan rã, bà bầu Ngô Thanh Vân (quản lý nhóm nhạc 365) từng thừa nhận, so với thị trường các nước châu Á thì nhóm nhạc ở Việt Nam khó sống hơn so với ca sĩ solo (đơn lẻ). Chi phí đào tạo và duy trì nhóm cao nhưng cát-sê lại không cao hơn ca sĩ solo.
Với những nhóm nhạc Indie, Underground sẽ có tuổi thọ dài hơn, nhưng các thành viên cũng phải chật vật tính kế để duy trì nhóm. Anh Trần Minh Phương, đại diện nhóm Da LAB thừa nhận, khán giả trước nay biết và yêu thích nhóm qua âm nhạc, nên điều họ chú trọng vẫn là chuyên môn để đi đường dài. Nhưng làm sao để âm nhạc tiếp cận khán giả dễ dàng và được họ đón nhận luôn là bài toán khó.