![]() |
Bắc cực quang (Aurora Borealis) là hiện tượng phát sáng tuyệt đẹp trên bầu trời đêm, thường xuất hiện ở các vĩ độ cao gần vùng cực Bắc như Na Uy, Thụy Điển, Canada, Greenland và Alaska. Hình ảnh ghi lại cực quang ở Brant, Alberta, Canada ngày 7/10/2024. Ảnh: Todd Korol/Reuters. |
![]() |
Từ thời cổ đại, hiện tượng cực quang được con người chiêm ngưỡng và gán cho nhiều ý nghĩa thần thoại, nhưng đến nay khoa học hiện đại đã phần nào lý giải được bản chất của hiện tượng ngoạn mục này. Cực quang là kết quả của tương tác giữa gió mặt trời (solar wind) và từ quyển (magnetosphere) của Trái Đất. Trong hình là quang cảnh cực quang trên bầu trời Rovaniemi, Lapland, Phần Lan ngày 25/3. Ảnh: All About Lapland/Reuters. |
![]() |
Cực quang có nhiều màu sắc khác nhau tùy thuộc vào 2 điều kiện, bao gồm loại khí bị kích thích và độ cao của hiện tượng. Trong đó ảnh hưởng từ oxy sẽ tạo ra cực quang màu xanh lá cây, đây cũng là màu sắc phổ biến nhất, màu đỏ thường xuất hiện ở độ cao lớn hơn, khí nito tạo ra màu tím, xanh dương hoặc hồng. Cảnh cực quang chiếu sáng trên bầu trời bãi biển Jericho ở Vancouver, British Columbia, Canada ngày 10/5/2024. Ảnh: Chris Helgren/Reuters. |
![]() |
Cực quang không chỉ là một hiện tượng thiên văn đẹp kỳ ảo mà còn là biểu tượng sinh động của mối liên hệ giữa Trái Đất và Mặt Trời. Cực quang ở ở Torassieppi ở Lapland, Phần Lan ngày 2/3/2021. Ảnh: Alexander Kuznetsov/Reuters. |
![]() |
Cực quang được nhìn thấy trên bầu trời Romso, Na Uy vào ngày 2/11/2022. Ảnh: Rune Stoltz Bertinussen/Reuters. |
![]() |
Một du khách đứng trên ôtô, ngắm cực quang ở vùng Omsk, tây nam Siberia, Nga ngày 6/11/2023. Ảnh: Alexey Malgavko/Reuters. |
![]() |
Cực quang chiếu sáng bầu trời ở Tepasto, Phần Lan, ngày 5/3/2023. Ảnh: Alexander Kuznetsov/Reuters. |
![]() |
Cực quang chiếu rọi xuống các thùng chứa ngũ cốc của người nông dân ở Herronton, Alberta, Canada ngày 7/10/2024. Ảnh: Todd Korol/Reuters. |
![]() |
Cảnh cực quang ngoạn mục được nhìn thấy trên bầu trời ở Lapland, Phần Lan ngày 14/2/2019. Ảnh: Alexander Kuznetsov/Reuters. |
![]() |
Chiếc máy bay chở khách bay đến châu Âu ngày 28/4/2023, khi bay qua bờ biển phía nam của Greenland du khách đã chứng kiến cảnh cực quang như "nhảy múa" trên bầu trời. Ảnh: Jim Urquhart/Reuters. |
![]() |
Cực quang thắp sáng bầu trời tại một sân trại cũ gần Herronton, Alberta, Canada ngày 7/10/2024. Ảnh: Todd Korol/Reuters. |
![]() |
Cực quang màu hồng tím xuất hiện tại Angel of the North ở Gateshead, Anh, ngày 10/10/2024. Ảnh: Lee Smith/Reuters. |
![]() |
Cảnh cực quang kỳ ảo ở Portland, Maine, Mỹ ngày 10/10/2024. Ảnh: @RobWrightImages/X/Reuters. |
![]() |
Quang cảnh cực quang trên bầu trời Sodankyla, Lapland, Phần Lan, ngày 7/10/2024. Ảnh: All About Lapland/Reuters. |
![]() |
Bầu trời Sodankyla, Lapland, Phần Lan ngày 8/10/2024 xuất hiện cực quang thu hút du khách chụp ảnh check-in. Ảnh: All About Lapland/Reuters. |
![]() |
Khung cảnh cực quang chiếu sáng bầu trời đêm, bên dưới là chiếc thuyền đổ nghiêng trên bờ biển ở Sommaroy, Na Uy ngày 19/11/2023. Ảnh: Lisi Niesner/Reuters. |
![]() |
Những tia cực quang uốn lượn trên bầu trời đêm ở Moi Rana, Na Uy ngày 15/11/2023. Ảnh: Lisi Niesner/Reuters. |
![]() |
Bầu trời Sodankyla, Lapland, Phần Lan, ngày 7/10/2024 phát sáng nhờ xuất hiện cực quang. Ảnh: All About Lapland/Reuters. |
![]() |
Du khách dựng lều, cắm trại ở Lapland, gần Abisko, Thụy Điển ngày 8/9/2022 để "săn" cực quang. Ảnh: Lisi Niesner/Reuters. |
![]() |
Quang cảnh cực quang trên bầu trời Sodankyla, Lapland, Phần Lan ngày 7/10/2024. Ảnh: All About Lapland/Reuters. |
![]() |
Quang cảnh cực quang trên bầu trời Rovaniemi, Lapland, Phần Lan ngày 25/3. Ảnh: All About Lapland/Reuters. |
Du lịch là để tận hưởng hay sống ảo?
Theo TS Đặng Hoàng Giang - tác giả cuốn sách Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường - việc chạy theo những gì được cho là đẹp theo tiêu chuẩn số đông đang phá vỡ sự nguyên sơ, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên.
Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu nội dung buổi chia sẻ của tác giả Đặng Hoàng Giang về quan điểm du lịch đang khiến con người quên đi việc tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên.
> Đọc tiếp: Hệ luỵ của du lịch 'sống ảo'