Những con khỉ ở thành phố lịch sử Lopburi (Thái Lan) điên cuồng cướp bóc đồ ăn từ người dân, khách du lịch hồi đầu năm sẽ không phải đối mặt với đạn súng cao su nữa. Chính quyền địa phương đang vây bắt và triệt sản sau khi chúng sinh nở tràn lan trong 4 năm qua. Trong ảnh, một con khỉ đuôi dài tấn công nhân viên cửa hàng ngày 3/2, trước khi các quan chức bắt đầu bắt. |
Trước dịch Covid-19, 3.000 con khỉ đuôi dài vô tình được một số người trong 58.000 cư dân tại Lopburi (Thái Lan) cho ăn, nay đã sinh sản tràn lan trong vòng 4 năm. Thậm chí, người dân địa phương còn tổ chức một bữa tiệc trái cây hàng năm cho chúng, thu hút du khách đến với "vương quốc khỉ", nơi cách Bangkok 3 giờ lái xe. Ông Yongyuth Kitwatananusont, 83 tuổi (áo nâu), là người triển khai lễ hội khỉ trong vòng 35 năm tại đây. |
Khi được ăn no, đàn khỉ được xem là "phước lành", mang lại may mắn cho người dân và gắn liền với lịch sử lâu đời của thành phố. Nhưng sau khi Lopburi thoát khỏi tình trạng phong tỏa (do đại dịch) vào giữa năm 2022, khách du lịch chưa quay trở lại ngay, cư dân nhận thấy rằng những con khỉ không có người cho ăn thường xuyên đã trở nên ngang ngược. |
Sumalee Srichomphoo, 60 tuổi, một cư dân địa phương, cho khỉ đuôi dài ăn rau tại một khu vực cho ăn được chỉ định gần đền Phra Prang Sam Yot trong 12 năm. |
"Đoàn quân" khỉ xâm chiếm các tòa nhà, thường đối đầu với cư dân, ăn cắp thức ăn và gây ra tai nạn. Những cuộc ẩu đả của chúng cũng gây sốc cho người dân địa phương. |
Một số cư dân tự nhốt mình trong nhà để né đàn khỉ. |
Wisarut Somngam, nhà nghiên cứu địa phương tại Ecoexist Society (một tổ chức phi chính phủ đang nghiên cứ tình hình tại đây), cho biết phương pháp chủ yếu của loài động vật thuộc họ người là cướp bóc bằng mọi cách. "Chúng sẵn sàng giật bất cứ thứ gì từ tay bạn, bất kỳ túi nào mà chúng nghi ngờ chứa thực phẩm hoặc các vật dụng như điện thoại di động", vị này nói. |
Jirat Buapromart, 54 tuổi, thiết kế hàng rào thép và trang bị súng cao su để xua đuổi khỉ đuôi dài, trước khi các quan chức bắt đầu bắt khỉ. |
Hiện đàn khỉ không thể sinh sản được nữa bởi chính quyền địa phương thực hiện kế hoạch triệt sản hàng loạt. Khỉ được cho vào lồng sau đó chuyển sang địa điểm rộng rãi hơn. |
Một số con khỉ được nhốt vào lồng lớn. |
Trong ảnh, một con đuôi dài con được tiêm thuốc an thần, chuẩn bị quy trình khử trùng để triệt sản tại Công viên Quốc gia, Động vật hoang dã và Bảo tồn Thực vật Lopburi, Thái Lan, ngày 25/5. |
Những con khỉ đuôi dài đang dần hồi phục sau quy trình khử trùng trước khi được chuyển sang chuồng mới. |
Một nhân viên thú y tại Công viên Quốc gia, Động vật hoang dã và Bảo tồn Thực vật vẽ một hình xăm dưới cằm con khỉ nhằm dễ nhận dạng trước khi bị triệt sản. |
Theo Reuters, khoảng 1.600 con khỉ đã được chính quyền đưa đi hồi tháng 5. |
Hai người dân địa phương dạo một khu phố khi số lượng đàn khỉ giảm bớt. |
3 con khỉ đuôi dài lục lọi thùng rác tìm thức ăn. |
Supaporn Reanprayoorn, 38 tuổi, chủ một cửa hàng, ôm con khỉ đuôi dài yêu thích của mình, tên gọi là "Sweet". |
Với những người yêu động vật tại Lopuri, mối quan hệ giữa họ và khỉ là không thể tách rời, chẳng hạn Supaporn Reanprayoorn. Cô cho biết những con khỉ là một phần bản sắc của thành phố. |
Mục Du lịch - Ẩm thực gửi tới độc giả những tựa sách hay, truyền cảm hứng xê dịch. Không chỉ là những chuyến du lịch đơn thuần, mỗi tác phẩm kể lại hành trình khám phá, học hỏi nhiều điều hay từ những nền văn minh, địa điểm mới của các tác giả.
> Xem thêm: Sách cho người xê dịch