-
Trang chủ
-
Văn hóa
Đạo diễn Trần Ngọc Giàu, Trần Văn Hưng đau đáu với nghề biên kịch sân khấu
(NLĐO) - Với mong muốn góp phần đào tạo nguồn nhân lực tác giả sáng tác kịch bản cho sân khấu TP HCM, hai đạo diễn NSND Trần Ngọc Giàu, tác giả Trần Văn Hưng đã lên kế hoạch để tổ chức lớp tập huấn đợt 2 -2023 cho 43 học viên.
Sáng 2-10, Hội Sân khấu TP HCM đã tổ chức khai mạc lớp tập huấn biên kịch sân khấu qui tụ 43 học viên trẻ. Đây là tín hiệu đáng mừng khi có đông bạn trẻ tìm đến với nghề biên kịch
Lớp tập huấn "Biên kịch sân khấu năm 2023" của Hội Sân khấu TP HCM khai giảng sáng 2-10-2023
Đạo diễn Tôn Thất Cần - Phó chủ tịch Thường trực Hội Sân khấu TP HCM - cho biết tham gia giảng dạy có các đạo diễn, tác giả nổi tiếng được công chúng yêu thích: NSND Trần Minh Ngọc, NSND Trần Ngọc Giàu, tác giả
Tác giả, đạo diễn Trần Văn Hưng hướng dẫn các học viên tham gia lớp tập huấn "Biên kịch sân khấu năm 2023"
Đạo diễn - tác giả Trần Văn Hưng, Chi hội trưởng Chi hội sáng tác, nhìn nhận đời sống văn học nghệ thuật nói chung và sân khấu nói riêng đầu năm 2023 tai TP HCM khá sôi động với nhiều vở mới. Một loạt cuộc thi, liên hoan, tuần lễ sân khấu được tổ chức, các Nhà hát thường xuyên sáng đèn với kịch mục phong phú.
Tuy nhiên, đằng sau sự sôi động ấy vẫn là thực trạng khan hiếm kịch bản sân khấu, nhất là các kịch bản hay. Nhiều tác giả, đạo diễn tâm huyết với nghề đã mong muốn được góp phần khắc phục.
Đạo diễn Tôn Thất Cần - Phó chủ tịch Thường trực Hội Sân khấu TP HCM trong ngày khai giảng lớp tập huấn "Biên kịch sân khấu năm 2023"
Trăn trở với thực trạng sân khấu thiếu kịch bản hay, NSND Trần Ngọc Giàu - Chủ tịch Hội Sân khấu TP HCM cho rằng kịch bản hay phụ thuộc vào tài năng của tác giả và từ những chất liệu đúc kết từ cuộc sống, họ sẽ có góc nhìn riêng, thủ pháp riêng để sáng tác.
Hội Sân khấu TP HCM đã có nhiều cải tiến trong việc tổ chức trại sáng tác, góp phần nâng cao giá trị tư tưởng và hướng đến những kịch bản mang đậm tính nhân văn, thời sự
Theo NSƯT đạo diễn Ca Lê Hồng, hiện nay có không ít kịch bản có nội dung chưa sâu, tính cách nhân vật thiếu sự logic, thông điệp gửi vào kịch lan man, chưa rõ ràng. Một trong những nguyên nhân của hạn chế này là các tác giả trẻ chưa có nhiều sự dấn thân, nên chưa thực sự sâu sát với cuộc sống. Để có những kịch bản hay phản ánh trúng vấn đề mà khán giả quan tâm, tác giả phải chịu khó xông xáo, lăn lộn vào thực tế cuộc sống.
Lớp tập huấn "Biên kịch sân khấu năm 2023" do Hội Sân khấu TP HCM tổ chức
Các nhà chuyên môn cũng đã đề cập đến việc nên mời nhiều nhà văn tham gia các trại sáng tác, và các nhà sử học sẽ đến giao lưu, nói chuyên chuyên đề để lực lượng sáng tác trẻ có thêm kiến thức viết kịch bản.
Nhiều ý kiến tại cho rằng, sân khấu kịch cả nước đã qua thời kỳ đỉnh cao bởi một thế hệ nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng như nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, nhà văn Xuân Trình, Anh Biên, Xuân Đức, Triệu Huấn đều đã ra đi.
Một số tác giả uy tín nhưng tuổi đã cao, nếu không mời họ tham gia giảng dạy thì đội ngũ sáng tác sân khấu hiện nay sẽ bị đứt gãy yếu tố kế thừa để tạo nên tên tuổi.
Họ cần phải phải được truyền đạt phương pháp, kỹ năng và thủ pháp nghệ thuật biên kịch phù hợp với nhu cầu của các nhà hát - nhất là các đơn vị sân khấu xã hội hóa hiện nay.
"Lớp tập huấn sẽ cho ra đời thêm nhiều tác giả trẻ. Các bạn trẻ sẽ gia nhập CLB Tác giả Trẻ, dưới sự hỗ trợ hướng dẫn của những tác giả có uy tín. Qua đó trong tương lai sẽ sớm có thêm nhiều kịch bản hay" - NSƯT đạo diễn Ca Lê Hồng kỳ vọng