Nghi Lan là huyện đảo phía đông bắc đảo Đài Loan, gần điểm du lịch Hoa Liên nổi tiếng nhưng chưa được biết đến nhiều. Nghi Lan thưa dân, vắng khách, được thiên nhiên ưu ái, cây cối bốn mùa xanh tươi, có các trang trại và những cánh đồng rộng lớn.
Nguyễn Trần Hiếu, 28 tuổi, TP HCM đến Nghi Lan trong hai ngày 7 và 8/5. Từ sân bay Đài Bắc, Hiếu di chuyển khoảng 70 km trên cung đường ven biển bằng xe du lịch để đến đảo.
Nghi Lan là huyện đảo phía đông bắc đảo Đài Loan, gần điểm du lịch Hoa Liên nổi tiếng nhưng chưa được biết đến nhiều. Nghi Lan thưa dân, vắng khách, được thiên nhiên ưu ái, cây cối bốn mùa xanh tươi, có các trang trại và những cánh đồng rộng lớn.
Nguyễn Trần Hiếu, 28 tuổi, TP HCM đến Nghi Lan trong hai ngày 7 và 8/5. Từ sân bay Đài Bắc, Hiếu di chuyển khoảng 70 km trên cung đường ven biển bằng xe du lịch để đến đảo.
Hoạt động du lịch nổi tiếng nhất của Nghi Lan là "săn" cá heo trên vùng biển gần đảo Quy Sơn (Guishan) hay còn gọi đảo Rùa. Hòn đảo từng được trang web When on Earth bình chọn là "một trong những đảo tuyệt vời nhất thế giới".
Vùng biển gần đảo Rùa là một trong ba ngư trường lớn nhất ở Đài Loan, cũng là nơi tập trung khoảng 17 loài cá voi, cá heo. Khoảng thời gian thích hợp để gặp được cá heo, cá voi là từ tháng 4 đến cuối tháng 9.
Hoạt động du lịch nổi tiếng nhất của Nghi Lan là "săn" cá heo trên vùng biển gần đảo Quy Sơn (Guishan) hay còn gọi đảo Rùa. Hòn đảo từng được trang web When on Earth bình chọn là "một trong những đảo tuyệt vời nhất thế giới".
Vùng biển gần đảo Rùa là một trong ba ngư trường lớn nhất ở Đài Loan, cũng là nơi tập trung khoảng 17 loài cá voi, cá heo. Khoảng thời gian thích hợp để gặp được cá heo, cá voi là từ tháng 4 đến cuối tháng 9.
Để ngắm cá heo, du khách cần đăng ký tour trước ít nhất một tuần vì đây là khu vực được quản lý nghiêm ngặt. Từ cảng Wushi ở thành phố Touteng, du khách mất khoảng một tiếng để đến nơi ngắm cá heo thuộc vùng biển gần đảo Rùa.
Trong quá trình di chuyển, du khách ngồi trên ghế ở trong khoang tàu hoặc trên boong tàu. Khi hướng dẫn viên (HDV) thông báo phát hiện cá heo, du khách tiến đến mũi tàu để quan sát và chụp ảnh.
Để ngắm cá heo, du khách cần đăng ký tour trước ít nhất một tuần vì đây là khu vực được quản lý nghiêm ngặt. Từ cảng Wushi ở thành phố Touteng, du khách mất khoảng một tiếng để đến nơi ngắm cá heo thuộc vùng biển gần đảo Rùa.
Trong quá trình di chuyển, du khách ngồi trên ghế ở trong khoang tàu hoặc trên boong tàu. Khi hướng dẫn viên (HDV) thông báo phát hiện cá heo, du khách tiến đến mũi tàu để quan sát và chụp ảnh.
"Ngắm cá heo là trải nghiệm đòi hỏi sự kiên nhẫn", Hiếu nói. Cá heo bơi thành đàn từ 4 - 6 con, da trơn bóng màu xám nhạt, lẫn dưới nước biển nên khó quan sát. Trong chuyến đi anh bắt gặp 5 - 6 đàn cá heo, có đàn bơi xa, cũng có con lượn quanh mạn thuyền.
Khoảnh khắc hào hứng nhất chuyến đi là khi thấy cá heo nhảy lên mặt nước. Chúng thường cách xa tàu thuyền, du khách phải tập trung cao độ để bắt được cảnh đàn cá tung mình trên không. Thời gian tốt nhất để ngắm cá heo là từ 5h đến 12h, với cá voi là từ 12h đến 15h.
"Ngắm cá heo là trải nghiệm đòi hỏi sự kiên nhẫn", Hiếu nói. Cá heo bơi thành đàn từ 4 - 6 con, da trơn bóng màu xám nhạt, lẫn dưới nước biển nên khó quan sát. Trong chuyến đi anh bắt gặp 5 - 6 đàn cá heo, có đàn bơi xa, cũng có con lượn quanh mạn thuyền.
Khoảnh khắc hào hứng nhất chuyến đi là khi thấy cá heo nhảy lên mặt nước. Chúng thường cách xa tàu thuyền, du khách phải tập trung cao độ để bắt được cảnh đàn cá tung mình trên không. Thời gian tốt nhất để ngắm cá heo là từ 5h đến 12h, với cá voi là từ 12h đến 15h.
Sau khoảng nửa tiếng ngắm cá heo, du khách di chuyển qua đảo Rùa về cảng. Hiếu quan sát thấy những vệt nước màu xanh nhạt bao quanh đảo, được gọi là "dòng sữa" biển. "Khác với màu sắc đẹp, chúng có mùi trứng thối nồng nặc", anh nói. Theo HDV bản địa, đây là những dòng lưu huỳnh (H2S) màu trắng đục được tạo ra từ hoạt động kiến tạo địa chất của núi lửa, khi chảy ra hòa vào nước biển.
Đảo Rùa là đảo lớn nhất huyện Nghi Lan và là một trong những điểm du lịch nổi tiếng tại Đài Loan. Tại đây, ngoài ngắm cá heo, cá voi, còn có hoạt động chinh phục đỉnh 401 với tầm nhìn toàn cảnh đại dương, đường hầm quân sự Guishandao, làng chài bỏ hoang Guishandao và hồ Guiwei (đuôi rùa). Tuy nhiên, trong trận động đất mạnh 7,4 độ xảy ra vào đầu tháng 4, vách đá khổng lồ ở phía đầu đảo đã bị đổ sập xuống biển. Từ xa, Hiếu có thể thấy rõ mặt vách đá bị hư hại.
Sau khoảng nửa tiếng ngắm cá heo, du khách di chuyển qua đảo Rùa về cảng. Hiếu quan sát thấy những vệt nước màu xanh nhạt bao quanh đảo, được gọi là "dòng sữa" biển. "Khác với màu sắc đẹp, chúng có mùi trứng thối nồng nặc", anh nói. Theo HDV bản địa, đây là những dòng lưu huỳnh (H2S) màu trắng đục được tạo ra từ hoạt động kiến tạo địa chất của núi lửa, khi chảy ra hòa vào nước biển.
Đảo Rùa là đảo lớn nhất huyện Nghi Lan và là một trong những điểm du lịch nổi tiếng tại Đài Loan. Tại đây, ngoài ngắm cá heo, cá voi, còn có hoạt động chinh phục đỉnh 401 với tầm nhìn toàn cảnh đại dương, đường hầm quân sự Guishandao, làng chài bỏ hoang Guishandao và hồ Guiwei (đuôi rùa). Tuy nhiên, trong trận động đất mạnh 7,4 độ xảy ra vào đầu tháng 4, vách đá khổng lồ ở phía đầu đảo đã bị đổ sập xuống biển. Từ xa, Hiếu có thể thấy rõ mặt vách đá bị hư hại.
Sau 2,5 tiếng trên biển ngắm cá heo, Hiếu di chuyển đến Trung tâm du lịch phát triển thủy sản Siho (Siho Aquatic Development Tourism). Đây là nơi du khách có thể vào tham quan, quan sát quy trình chế biến thủy hải sản của Nghi Lan.
Sau 2,5 tiếng trên biển ngắm cá heo, Hiếu di chuyển đến Trung tâm du lịch phát triển thủy sản Siho (Siho Aquatic Development Tourism). Đây là nơi du khách có thể vào tham quan, quan sát quy trình chế biến thủy hải sản của Nghi Lan.
Hiếu đến khu vực xưởng sấy khô thủy hải sản theo phương pháp ướp muối truyền thống và check in với các dụng cụ mô phỏng như chảo muối, giá tre, mũ hình cua, cá.
Trước đây, người dân Nghi Lan sử dụng phương pháp ướp muối để bảo quản hải sản trong thời gian dài. Hiện trung tâm đã ứng dụng công nghệ máy móc hiện đại trong sản xuất, cho hiệu suất cao hơn và giữ được hương vị tốt hơn.
Hiếu đến khu vực xưởng sấy khô thủy hải sản theo phương pháp ướp muối truyền thống và check in với các dụng cụ mô phỏng như chảo muối, giá tre, mũ hình cua, cá.
Trước đây, người dân Nghi Lan sử dụng phương pháp ướp muối để bảo quản hải sản trong thời gian dài. Hiện trung tâm đã ứng dụng công nghệ máy móc hiện đại trong sản xuất, cho hiệu suất cao hơn và giữ được hương vị tốt hơn.
Tại canteen của trung tâm, Hiếu và các du khách trải nghiệm làm đầu bếp, luộc tôm dưới sự hướng dẫn của nhân viên trung tâm.
Tại canteen của trung tâm, Hiếu và các du khách trải nghiệm làm đầu bếp, luộc tôm dưới sự hướng dẫn của nhân viên trung tâm.
Tôm luộc xong được thưởng thức cùng với phần cơm canteen phục vụ. Suất ăn còn có các loại hải sản khác như mực, bào ngư, sò điệp, trứng gà, chả mực, mắm cá trộn cơm và súp rong biển cá ngần, giá khoảng 700 tân Đài tệ, khoảng 500.000 đồng.
Trung tâm còn có khu vực siêu thị, bày bán các loại thủy hải sản đã sơ chế để du khách mua về làm quà.
Tôm luộc xong được thưởng thức cùng với phần cơm canteen phục vụ. Suất ăn còn có các loại hải sản khác như mực, bào ngư, sò điệp, trứng gà, chả mực, mắm cá trộn cơm và súp rong biển cá ngần, giá khoảng 700 tân Đài tệ, khoảng 500.000 đồng.
Trung tâm còn có khu vực siêu thị, bày bán các loại thủy hải sản đã sơ chế để du khách mua về làm quà.
Trung tâm Nghệ thuật Truyền thống Đài Loan (National Center For Traditional Arts) là điểm cuối trong hành trình khám phá Nghi Lan. Du khách Việt được chiêm ngưỡng một trong những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu tại đây - cây mướp đắng bằng vàng nguyên chất có tổng trọng lượng 15 kg.
Trung tâm Nghệ thuật Truyền thống Đài Loan (National Center For Traditional Arts) là điểm cuối trong hành trình khám phá Nghi Lan. Du khách Việt được chiêm ngưỡng một trong những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu tại đây - cây mướp đắng bằng vàng nguyên chất có tổng trọng lượng 15 kg.
Là nơi gìn giữ văn hóa dân gian của Đài Loan, du khách đến Trung tâm nghệ thuật có thể trực tiếp quan sát các nghệ nhân làm tranh phù điêu gỗ (ảnh) và trang phục truyền thống. Đi dạo xung quanh, du khách có thể tham quan các khu phố dân gian, rạp chiếu phim cổ, khu trưng bày nghệ thuật múa rối và khu trưng bày tranh, ảnh chân dung các nghệ nhân Đài Loan.
Hiếu cùng các du khách được xem vở kịch bằng trống do nghệ nhân của trung tâm biểu diễn. Anh tiếc vì vở kịch bằng tiếng Trung, "nếu không tôi đã biết nhiều hơn về văn hóa của nơi này", Hiếu nói.
Là nơi gìn giữ văn hóa dân gian của Đài Loan, du khách đến Trung tâm nghệ thuật có thể trực tiếp quan sát các nghệ nhân làm tranh phù điêu gỗ (ảnh) và trang phục truyền thống. Đi dạo xung quanh, du khách có thể tham quan các khu phố dân gian, rạp chiếu phim cổ, khu trưng bày nghệ thuật múa rối và khu trưng bày tranh, ảnh chân dung các nghệ nhân Đài Loan.
Hiếu cùng các du khách được xem vở kịch bằng trống do nghệ nhân của trung tâm biểu diễn. Anh tiếc vì vở kịch bằng tiếng Trung, "nếu không tôi đã biết nhiều hơn về văn hóa của nơi này", Hiếu nói.
Du khách có thể trải nghiệm đi thuyền ngắm các công trình kiến trúc của Trung tâm ở hạ nguồn của sông Đông Sơn, tận hưởng làn gió mát và ánh nắng dịu nhẹ. Mỗi chuyến đi dạo bằng thuyền khoảng 15 - 20 phút, giá khoảng 120 tân Đài tệ (gần 100.000 đồng).
"Các hoạt động du lịch tại đây đều liên quan phần nào đến cuộc sống hằng ngày của người dân, khiến tôi cảm thấy gần gũi, dễ chịu và không bị thương mại hóa", Hiếu nói.
Du khách có thể trải nghiệm đi thuyền ngắm các công trình kiến trúc của Trung tâm ở hạ nguồn của sông Đông Sơn, tận hưởng làn gió mát và ánh nắng dịu nhẹ. Mỗi chuyến đi dạo bằng thuyền khoảng 15 - 20 phút, giá khoảng 120 tân Đài tệ (gần 100.000 đồng).
"Các hoạt động du lịch tại đây đều liên quan phần nào đến cuộc sống hằng ngày của người dân, khiến tôi cảm thấy gần gũi, dễ chịu và không bị thương mại hóa", Hiếu nói.
Quỳnh Mai
Ảnh: Nguyễn Trần Hiếu