Nỗi oan của bố

Nhận được cú điện thoại của vợ, Hoàng vào "phây búc", tìm đến nhóm "Cộng đồng cư dân tòa nhà Bình Yên". Đây là tòa chung cư nơi gia đình Hoàng sinh sống.

Một "cờ-líp" vừa được đưa lên đã thu hút hàng ngàn lượt "lai", chia sẻ, bình luận. Trong "cờ-líp" là cảnh người đàn ông đứng tuổi có cử chỉ âu yếm một bé gái chừng sáu - bảy tuổi tại vườn hoa dưới sân chơi tòa nhà.

"Cờ-líp" được quay từ ban công một căn hộ, với khoảng cách khá xa nhưng Hoàng nhận ra ngay người đàn ông đó là

Minh họa: HOÀNG ĐẶNG

Ngày bố về quê đón Hoàng lên ở cùng, bà nội liên hồi thúc giục con trai lấy vợ. Bà lo cảnh "gà trống nuôi con" sẽ khiến hai bố con vất vả. Hoàng giận bà, không muốn một người phụ nữ khác thay mẹ nó xen vào cuộc sống của hai bố con.

Có lẽ cũng vì muốn dành hết tình thương cho con trai, ông Sang bỏ qua những mai mối, ở vậy nuôi Hoàng ăn học, trưởng thành. Lúc Hoàng lấy vợ cũng là thời điểm ông cầm sổ hưu. Căn hộ tập thể được đơn vị phân, ông nghe theo lời Hoàng bán đi, dồn tiền mua căn hộ chung cư cho rộng rãi hơn.

Tiếng chuông kêu bính bong liên hồi. Hoàng ra mở cửa, thấy một đám đông tụ tập trước căn hộ. Một thanh niên đang liến thoắng, giơ chiếc điện thoại ghi hình phát trực tiếp. Một phụ nữ khác có vẻ đang bị kích động:

- Ông Sang có nhà không? Mở cửa ra cho công an vào làm việc...

Tiếng xì xào như những mũi kim châm vào da thịt Hoàng: "Ông già dê", "Trông mặt mũi thế mà khốn nạn", "Bệnh hoạn hết mức"... Hoàng không thể nghe thêm được nữa. Anh mời người phụ nữ được giới thiệu là "mẹ nạn nhân" và hai công an viên bước vào căn hộ rồi đóng sầm cửa lại.

Vừa nhìn thấy bố Hoàng, người phụ nữ đã xỉa xói, như chực xông vào cấu xé ông Sang. Công an phải nhiều lần yêu cầu người phụ nữ giữ bình tĩnh để làm việc.

"Ông có phải là người đàn ông trong "cờ-líp" này?". Ông Sang gật đầu. "Tại sao ông lại có cử chỉ âu yếm khi giữa ông và gia đình cháu bé không có mối quan hệ thân thiết gì?". "Có phải ông cho quà để tiếp cận cháu bé?". "Ông có cử chỉ như vậy với cháu bé từ bao giờ?". Công an vừa ghi chép vừa liên tục đưa ra những câu hỏi nhưng ông Sang chỉ im lặng.

Kết thúc buổi làm việc, công an đưa tờ biên bản cho ông Sang ký và ra về. Trước khi rời đi, anh công an nói với Hoàng: "Chúng tôi cần thêm thời gian để xác minh trước khi đưa ra kết luận cuối cùng. Đề nghị anh cam kết không để ông Sang rời khỏi nơi cư trú...".

"Tại sao bố im lặng? Tại sao bố không thanh minh hay giải thích gì? Sự việc đã quá rõ ràng phải không?". Ông Sang không trả lời câu hỏi của Hoàng. Ông nhìn con rồi lắc đầu bỏ vào trong phòng, đóng cửa lại.

Hoàng chán chường đổ sầm xuống chiếc ghế sô-pha. Một cảm giác vừa thương hại bố vừa ghê tởm đan xen. Thà bố là tên tham nhũng hay bất cứ loại tội phạm nào khác còn đỡ nhục nhã hơn một kẻ ấu dâm!

- Bố đâu? Sao anh ngồi ủ rũ ở đây? Phải làm gì để cứu bố chứ!

Tường Vy về từ lúc nào mà Hoàng không hay.

- Làm gì? Anh phải làm gì bây giờ, khi chính ông ý đã thừa nhận là người đàn ông trong cái "cờ-líp" đó? Bây giờ, anh còn không muốn ló mặt ra khỏi căn hộ này nữa!

Hoàng nói trong tiếng nấc, đôi mắt đỏ hoe. Tường Vy thoáng ngạc nhiên khi lần đầu tiên nghe chồng dám gọi bố bằng "ông".

- Dù bố có thế nào thì cũng là bố của chúng ta. Em đã làm việc với luật sư, người ta cũng đã trao đổi với công an. Cái "cờ-líp" đó quay từ xa nên chưa rõ ràng. Theo quy định của pháp luật, nếu cấu thành tội dâm ô với trẻ em thì phải chứng minh bàn tay của bố chạm vào bộ phận nhạy cảm trên cơ thể đứa bé. Em và luật sư đã xem đi xem lại cái "cờ-líp" đó, không quan sát thấy gì, trừ tình huống bố hôn vào trán đứa trẻ...

Trăng lạnh

Ngày 24 tháng 5: Ai cũng nghĩ ông là người xấu, ngay cả bố cháu cũng vậy. Con người bị mất lòng tin là mất tất cả. Cuộc sống này thật đáng sợ. Ông đang đếm ngược từng ngày để đoàn tụ với Tâm Nhi...

Hoàng luống cuống lục chiếc điện thoại trong túi quần, bấm vào nhóm "Cộng đồng dân cư tòa nhà Bình An" để lần tìm "phây-búc" của mẹ bé gái. Đây rồi! Đứa bé "nạn nhân" đây. Sao bé giống Tâm Nhi đến thế?

Hoàng đã hiểu nguồn cơn dẫn đến hành động của bố. Anh ngồi phệt xuống nền hành lang bệnh viện, đầu gục xuống đầu gối, hai vai run lên bần bật: "Tại sao con lại đánh mất lòng tin với bố? Tại sao con là con của bố mà không hiểu bố mình? Chính con mới là kẻ bệnh hoạn khi nghĩ về bố như vậy! Bố ơi, bố đừng bỏ con mà đi bố nhé...!".

Hoàng cứ ngồi tự dằn vặt mình như thế cho đến khi có một bàn tay mềm mại đặt lên vai. "Bố sẽ không sao đâu anh. Em đã minh oan cho bố rồi. Cái "cờ-líp" đó cũng đã được gỡ xuống. Mẹ đứa bé nói, khi nào bố khỏe, chị ấy sẽ dẫn cháu đến thăm để xin lỗi bố...".

Hoàng đưa tay lên vai nắm chặt bàn tay của vợ. Anh ngước nhìn Tường Vy với ánh mắt biểu lộ lòng biết ơn!

Tác giả TRẦN MINH

Tên thật là Trần Văn Minh, SN 1970, nghề nghiệp kinh doanh, sinh sống tại Hà Nội; là người đam mê viết văn, viết báo.

15-ảnh-1-(14)-w

Ông đã có bài được đăng trên Báo Người Lao Động trong khuôn khổ cuộc thi viết "Lòng tốt quanh ta" và "Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm" cùng một số truyện ngắn, tản văn, bài viết khác trên các báo: Tiền Phong, Thanh Niên, Giáo dục và Thời đại, Dân Việt, Tạp chí Du lịch TP HCM, Tạp chí điện tử Người Hà Nội...