Theo đó, Cục
Quy định cứng nhắc gây phiền lòng giới mỹ thuật
Một góc triển lãm mỹ thuật Việt Nam năm 2020. (Ảnh do ban tổ chức cung cấp)
Cụ thể, ở lĩnh vực hội họa, kích thước các tác phẩm tham gia được quy định: tác phẩm nhỏ dài không dưới 60 cm, tác phẩm lớn dài không quá 200 cm, nếu dài hơn 200 cm thì phải gồm nhiều tấm để có thể tháo rời. Tác phẩm ở lĩnh vực điêu khắc dài không quá 150 cm, trọng lượng không quá 100 kg; với phù điêu dài không quá 200 cm. Trên thực tế, đa số các tác phẩm điêu khắc được làm bằng những chất liệu như đồng, đá, kim loại… thường vượt quá 100 kg/tác phẩm.
Nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường tâm tư: "Quy định này là chưa phù hợp, trong lĩnh vực điêu khắc việc khống chế, hạn chế kích thước, trọng lượng của tác phẩm sẽ gây ức chế khả năng sáng tạo của tác giả và tác phẩm sẽ kém hiệu quả về mặt thẩm mỹ".
"Cần mở rộng cơ hội cho các tác phẩm "vượt khung" tham gia triển lãm hay dự thi, trường hợp tác phẩm dự thi có kích thước lớn hơn quy định thì tác giả sẽ chịu trách nhiệm trong việc vận chuyển và trưng bày" - ông Nguyễn Phú Cường đề xuất.
Một lo ngại khác của giới mỹ thuật là tình trạng xảy ra sự cố trong vận chuyển khiến tác phẩm tham dự bị hư hao, thất lạc. Đã có trường hợp tác giả có tác phẩm gửi tham gia dự thi, triển lãm bị hư hại trong quá trình vận chuyển và đã yêu cầu ban tổ chức bồi thường với số tiền không nhỏ, khiến ban tổ chức gặp nhiều khó khăn.
Những người trong cuộc cho rằng ban tổ chức cần thành lập một ban tiếp nhận, kiểm tra, kiểm định chất lượng các tác phẩm khi tác giả gửi về dự thi, nhằm hạn chế thấp nhất những tranh cãi về sự toàn vẹn của tác phẩm khi gửi về dự thi, nhất là những tác phẩm được làm bằng chất liệu dễ hư hại.
Theo các nhà chuyên môn, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cần sớm có những phương án phù hợp để khắc phục các hạn chế đã nêu, nhằm thiết thực giúp những cuộc thi, triển lãm mỹ thuật trong cả nước đạt được các giá trị nghệ thuật cao nhất.