
Ở khu phố Manshiyat Naser phía đông Cairo, rác thải ở khắp nơi trên đường phố, chất đống trong các con hẻm, trong thùng xe tải và thậm chí trong hành lang nhà. Mùi hôi thối luôn hiện hữu nhưng với một số người, đó là mùi của cơ hội.
Rác của người này có thể là kho báu với người khác. Triết lý đó được truyền qua nhiều thế hệ người ở Manshiyat Naser, thúc đẩy 100.000 cư dân biến nơi này thành "thủ đô tái chế" của Trung Đông.
"Rác thải cũng có giá trị, nhựa ở đây quý như dầu mỏ và vàng", công nhân tên Zahi nói. Ảnh: Medium
Ở khu phố Manshiyat Naser phía đông Cairo, rác thải ở khắp nơi trên đường phố, chất đống trong các con hẻm, trong thùng xe tải và thậm chí trong hành lang nhà. Mùi hôi thối luôn hiện hữu nhưng với một số người, đó là mùi của cơ hội.
Rác của người này có thể là kho báu với người khác. Triết lý đó được truyền qua nhiều thế hệ người ở Manshiyat Naser, thúc đẩy 100.000 cư dân biến nơi này thành "thủ đô tái chế" của Trung Đông.
"Rác thải cũng có giá trị, nhựa ở đây quý như dầu mỏ và vàng", công nhân tên Zahi nói. Ảnh: Medium

Cộng đồng Zabbaleen, những người thu gom rác không chính thức, xử lý khoảng 15.000-17.000 tấn rác mỗi ngày của Cairo, tái chế hơn 80% lượng rác họ thu gom, tỷ lệ vượt xa con số 66% của Đức, quốc gia có tỷ lệ tái chế cao nhất thế giới.
Hệ thống tái chế của Zabbaleen là một mạng lưới gia đình hình thành tự nhiên qua nhiều thập kỷ. Gần như toàn bộ cư dân Manshiyat Naser tham gia vào các hoạt động liên quan đến rác. Nam giới đi thu gom 30-40 kg rác mỗi ngày từ các hộ gia đình, trong khi phụ nữ và các bé gái phân loại rác thành nhựa, kim loại, bìa cứng và vải, đồng thời dùng rác hữu cơ để nuôi động vật. Ảnh: African Agruments
Cộng đồng Zabbaleen, những người thu gom rác không chính thức, xử lý khoảng 15.000-17.000 tấn rác mỗi ngày của Cairo, tái chế hơn 80% lượng rác họ thu gom, tỷ lệ vượt xa con số 66% của Đức, quốc gia có tỷ lệ tái chế cao nhất thế giới.
Hệ thống tái chế của Zabbaleen là một mạng lưới gia đình hình thành tự nhiên qua nhiều thập kỷ. Gần như toàn bộ cư dân Manshiyat Naser tham gia vào các hoạt động liên quan đến rác. Nam giới đi thu gom 30-40 kg rác mỗi ngày từ các hộ gia đình, trong khi phụ nữ và các bé gái phân loại rác thành nhựa, kim loại, bìa cứng và vải, đồng thời dùng rác hữu cơ để nuôi động vật. Ảnh: African Agruments

Nhựa được chia nhỏ thành chai, túi và nhựa cứng. Mỗi tuần, các gia đình bán 300-400 kg rác đã phân loại cho những người khác, tạo nên một chuỗi tái chế hiệu quả. Ảnh: Odyssey Traveller
Nhựa được chia nhỏ thành chai, túi và nhựa cứng. Mỗi tuần, các gia đình bán 300-400 kg rác đã phân loại cho những người khác, tạo nên một chuỗi tái chế hiệu quả. Ảnh: Odyssey Traveller

Ban đầu, cộng đồng Zabbaleen sống ở vùng Thượng Ai Cập, sau di cư đến ngoại ô Cairo dựng trại, thu gom rác làm thức ăn nuôi lợn hoặc bán phế liệu. Họ từng bị kỳ thị trong thời gian dài nên gọi "zabbaleen" (người rác). Tuy nhiên, nỗ lực hướng tới nền kinh tế xanh, tính bền vững khiến nhiều người Ai Cập nhận ra giá trị của những zabbaleen này. Ảnh: Z Journal
Ban đầu, cộng đồng Zabbaleen sống ở vùng Thượng Ai Cập, sau di cư đến ngoại ô Cairo dựng trại, thu gom rác làm thức ăn nuôi lợn hoặc bán phế liệu. Họ từng bị kỳ thị trong thời gian dài nên gọi "zabbaleen" (người rác). Tuy nhiên, nỗ lực hướng tới nền kinh tế xanh, tính bền vững khiến nhiều người Ai Cập nhận ra giá trị của những zabbaleen này. Ảnh: Z Journal

Kể từ năm 2020, một công ty thực phẩm đa quốc gia có trụ sở tại Thụy Sĩ đã hợp tác với cư dân khu Manshiyat Naser để thu gom polyethylene terephthalate (rPET) đã qua xử lý - một trong 100 loại nhựa được xử lý tại khu vực này - để sản xuất chai rPET tái chế. Ông Lazmy là một trong những điều phối viên của công ty, giám sát hàng chục người thu gom, phân loại và xử lý để chuyển hàng nghìn tấn nhựa rPET mỗi tuần đến nhà máy sản xuất chuyên dụng ngoài Cairo.
"Đây là thủ đô tái chế của Ai Cập và có lẽ là cả Trung Đông, điều đó đáng để tự hào, không phải xấu hổ", ông Lazmy nói. Ảnh: PhMuseum
Kể từ năm 2020, một công ty thực phẩm đa quốc gia có trụ sở tại Thụy Sĩ đã hợp tác với cư dân khu Manshiyat Naser để thu gom polyethylene terephthalate (rPET) đã qua xử lý - một trong 100 loại nhựa được xử lý tại khu vực này - để sản xuất chai rPET tái chế. Ông Lazmy là một trong những điều phối viên của công ty, giám sát hàng chục người thu gom, phân loại và xử lý để chuyển hàng nghìn tấn nhựa rPET mỗi tuần đến nhà máy sản xuất chuyên dụng ngoài Cairo.
"Đây là thủ đô tái chế của Ai Cập và có lẽ là cả Trung Đông, điều đó đáng để tự hào, không phải xấu hổ", ông Lazmy nói. Ảnh: PhMuseum

Ngay cả những người Ai Cập có học thức cũng chuyển đến đây, làm việc bên đống rác để kiếm sống. Abu Diem, một kỹ thuật viên điện chuyên nghiệp, không chủ định làm việc tại Manshiyat Naser nhưng cuối cùng lại đến đây.
"Đây là nơi chúng tôi có cơ hội kiếm tiền khi nền kinh tế Ai Cập không tốt, khó tìm việc làm và lao động tay chân sẽ chẳng ổn định", anh nói.
Trải qua 8 thập kỷ kể từ khi những người tiền nhiệm định cư tại Cairo, người Zabbaleen hiện sinh sống tại 6 khu dân cư và mang rác về để phân loại. Từ 20.000 tấn rác thải Cairo sản sinh mỗi ngày, 6 khu vực do người Zabbaleen quản lý tái chế 11.000 tấn, riêng Manshiyat Naser xử lý 5.000 tấn. Ảnh: JA
Ngay cả những người Ai Cập có học thức cũng chuyển đến đây, làm việc bên đống rác để kiếm sống. Abu Diem, một kỹ thuật viên điện chuyên nghiệp, không chủ định làm việc tại Manshiyat Naser nhưng cuối cùng lại đến đây.
"Đây là nơi chúng tôi có cơ hội kiếm tiền khi nền kinh tế Ai Cập không tốt, khó tìm việc làm và lao động tay chân sẽ chẳng ổn định", anh nói.
Trải qua 8 thập kỷ kể từ khi những người tiền nhiệm định cư tại Cairo, người Zabbaleen hiện sinh sống tại 6 khu dân cư và mang rác về để phân loại. Từ 20.000 tấn rác thải Cairo sản sinh mỗi ngày, 6 khu vực do người Zabbaleen quản lý tái chế 11.000 tấn, riêng Manshiyat Naser xử lý 5.000 tấn. Ảnh: JA

Ở Manshiyat Naser, nhựa đã qua sử dụng có giá trị đến mức cư dân mua bán nó với nhau theo kilogram. Cuối tháng 11/2023, giá nhựa vụn đạt khoảng 860 USD mỗi tấn. Viên nhựa đã rửa được ưa chuộng để sản xuất nhiều loại hàng hóa, thậm chí tăng gấp đôi giá trong năm 2022. Nhiều người ở khu phố tự hào, gọi mình là doanh nhân, không phải người nhặt rác.
Khu phố này không phải điểm du lịch của Cairo nhưng cũng có một số đơn vị cung cấp trải nghiệm trong ngày với giá khoảng 40 USD. Một số vlogger du lịch ưa mạo hiểm như Drew Binsky cũng từng tới đây để tận mắt chứng kiến thành phố rác. Ảnh: Wikimedia
Ở Manshiyat Naser, nhựa đã qua sử dụng có giá trị đến mức cư dân mua bán nó với nhau theo kilogram. Cuối tháng 11/2023, giá nhựa vụn đạt khoảng 860 USD mỗi tấn. Viên nhựa đã rửa được ưa chuộng để sản xuất nhiều loại hàng hóa, thậm chí tăng gấp đôi giá trong năm 2022. Nhiều người ở khu phố tự hào, gọi mình là doanh nhân, không phải người nhặt rác.
Khu phố này không phải điểm du lịch của Cairo nhưng cũng có một số đơn vị cung cấp trải nghiệm trong ngày với giá khoảng 40 USD. Một số vlogger du lịch ưa mạo hiểm như Drew Binsky cũng từng tới đây để tận mắt chứng kiến thành phố rác. Ảnh: Wikimedia
Hoài Anh (Theo CS Monitor, African Agruments)