![]() |
Sinh nhật của các thành viên trong gia tộc cầm quyền họ Kim thường được tổ chức thành những sự kiện quy mô lớn. Ảnh: Bjørn Christian Tørrissen. |
Triều Tiên vừa tái khởi động các tour du lịch đến Đặc khu kinh tế Rason, song nhanh chóng
Khung cảnh tại Rajin, đặc khu Kinh tế Rason, Triều Tiên. Ảnh: Abandoned Kansai.
Một số người có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực du lịch đồng tình với lập luận này sau khi xem YouTuber người Ba Lan có tên "Ojwojtek" với khoảng 858.000 người đăng ký. Người này đã chia sẻ cảnh quay từ chuyến thăm Rason kéo dài 4 ngày vào cuối tháng 2.
Hay một YouTuber khác tên "Tamil Trekker" sở hữu hơn 1,6 triệu người đăng ký cũng từng chia sẻ video vào 12/3, ghi lại những trải nghiệm khi đặt chân đến Triều Tiên sau mở cửa.
Cả hai người có sức ảnh hưởng trên đều mô tả Rason là nơi "yên tĩnh đến kỳ lạ" mặc dù được giới thiệu là khu kinh tế, đồng thời lưu ý nơi đây "hơi vắng vẻ và thiếu phương tiện". Họ cũng phản ánh những bất cập của tour du lịch như hướng dẫn viên có trình độ ngoại ngữ kém, người dân địa phương có vẻ không thoải mái khi ở gần khách du lịch nước ngoài...
Triều Tiên từ lâu là quốc gia dựa vào du lịch để kiếm ngoại tệ, đặc biệt do các lệnh trừng phạt quốc tế hạn chế các hoạt động thương mại của nước này. Ngành du lịch của đất nước này bao gồm các điểm đến như Núi Paektu, Wonsan và Khu kinh tế đặc biệt Rason.
"Triều Tiên thiếu cơ sở công nghiệp để tạo ra doanh thu và với lệnh trừng phạt hạn chế xuất khẩu, họ coi du lịch là cách chính để kiếm doanh thu nước ngoài. Một khi chế độ thiết lập các biện pháp giám sát và kiểm soát chặt chẽ hơn đối với du khách nước ngoài, du lịch có khả năng sẽ được khôi phục", ông Oh nói.
![]() |
Phần lớn người dân Triều Tiên sử dụng xe đạp hoặc phương tiện giao thông công cộng, vì vậy quốc gia này vẫn giữ được nét yên bình, không xô bồ. Ảnh: Nguyễn Sơn. |
Dù không có mốc thời gian chính thức nào cho biết Triều Tiên sẽ mở cửa hoàn toàn đón khách du lịch, ông Oh cho rằng thời điểm đó có thể trùng với mùa du lịch cao điểm vào tháng 5.
Phương tiện truyền thông nhà nước gần đây đã tăng cường quảng bá cho Khu du lịch ven biển Kalma ở bờ biển phía đông tại Wonsan, tỉnh Kangwon, dự kiến sẽ mở cửa vào tháng 6. Trang web du lịch do chính phủ điều hành nêu bật các khách sạn, bãi biển và cơ sở giải trí trong khu vực, trong khi vẫn mở đăng ký cho Giải Marathon quốc tế Bình Nhưỡng dự kiến diễn ra vào ngày 6/4 sắp tới.
Mặc dù khó xác định được con số chính xác, các nhà phân tích tin rằng ngành du lịch của Triều Tiên từng đạt đến đỉnh cao ngay trước khi xảy ra đại dịch. Trước Covid-19, Triều Tiên mở nhiều tour du lịch bằng tàu hỏa và máy bay nhằm thu hút khách nước ngoài. Những nỗ lực này cho thấy Triều Tiên có nhiều kinh nghiệm trong tiếp thị du lịch, điều họ có thể tận dụng khi dần mở cửa trở lại với du khách quốc tế.
Park Won-gon, giáo sư nghiên cứu về Triều Tiên tại Đại học Nữ sinh Ewha, cho biết: "Triều Tiên đã khôi phục hoạt động du lịch một cách hiệu quả và nguồn khách du lịch chính đến đây là Trung Quốc. Để đón tiếp khách du lịch Trung Quốc, Triều Tiên mở các khu vực như Rason, nhưng tình hình này cần được theo dõi chặt chẽ".
Việc mở cửa trở lại ngành du lịch của Triều Tiên diễn ra sau nỗ lực trước đó nhằm thu hút du khách Nga, nhưng kết quả không như mong đợi.
"Triều Tiên đã khởi động lại hoạt động kinh doanh du lịch với Nga, nhưng số lượng khách du lịch dự kiến đã không đạt được như kỳ vọng", Park giải thích.
Du lịch là để tận hưởng hay sống ảo?
Theo TS Đặng Hoàng Giang - tác giả cuốn sách Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường - việc chạy theo những gì được cho là đẹp theo tiêu chuẩn số đông đang phá vỡ sự nguyên sơ, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên.
Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu nội dung buổi chia sẻ của tác giả Đặng Hoàng Giang về quan điểm du lịch đang khiến con người quên đi việc tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên.
> Đọc tiếp: Hệ luỵ của du lịch 'sống ảo'