Vĩnh biệt GS-TS Nguyễn Văn Hạnh

Một nhân cách lớn, sống chân thành, giản dị, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục của nước nhà

Tôi không học với GS-TS

GS-TS Nguyễn Văn Hạnh (trái) và tác giả, nhà văn, nhà báo Vu Gia

Sau khi nghe trình bày lý do và xem xét hồ sơ, thấy thí sinh D.T có giấy chứng nhận học sinh giỏi văn cấp quốc gia, GS Nguyễn Văn Hạnh đã vui vẻ nhận ngay thí sinh này vào thẳng đại học, không cần qua thi tuyển. Thật bất ngờ và sung sướng thay cho cả hai bố con! Nguyễn Minh Vũ viết: "Ở thời điểm này, ngành giáo dục chưa hề có tiền lệ đặc cách cho học sinh giỏi quốc gia được tuyển thẳng vào đại học như sau này, vậy mà thầy đã đặc cách. Nếu không có tấm lòng thương yêu và tin cậy học sinh, chắc khó mà giải quyết linh hoạt, thấu tình như vậy" (trang 90).

Một chuyện kể khác giống như một số chuyện kể khi ông được điều ra công tác ở Hà Nội, tôi hỏi, ông xác nhận có như thế. Chẳng hạn, khi Viện ĐH Huế giải thể và chia tách thành các trường ĐH độc lập (tháng 7-1977), Trường ĐHSP có 2 chiếc xe, một xe con Citroen 4 chỗ và một xe Ford 12 chỗ. Xe Ford 12 chỗ được bố trí để đưa đón cán bộ chi viện đi lại giữa Nhà khách số 2 Lê Lợi và Trường ĐHSP, còn xe 4 chỗ Citroen, theo nhã ý của nhà trường, dành riêng cho hiệu trưởng sử dụng để thuận tiện đi lại lo toan công việc chung trong ngoài.

Xem thêm:

Tin liên quan

Hoàng Phủ Ngọc Tường "mới thôi đã một đời người"

GS Nguyễn Văn Hạnh đã nhẹ nhàng từ chối sự ưu ái, ưu tiên ấy với lý do đơn giản là để tiết kiệm xăng dầu, đi chung xe lớn với mọi người còn là để có dịp được chuyện trò và tiện thể nếu có gì cần thiết thì bàn bạc trao đổi thêm. Từ những việc như thế, ông nói với tôi, "quan nhất thời, dân vạn đại". Làm sao để khi về hưu, anh em còn quý mến đến thăm mới chính là cuộc sống.

Những ngày cuối đời

Cách nay khoảng chục năm, GS-TS Nguyễn Văn Hạnh bị tai biến tại Hội nghị Lý luận phê bình văn học ở Tam Đảo. Sức khỏe từng bước hồi phục nhưng bộ nhớ không còn được tốt. Tôi thường theo chân những học trò của ông, như GS-TSKH Lê Ngọc Trà, PGS-TS Đặng Ngọc Lệ đến thăm ông.

Nghe tiếng chuông, ông bước ra hành lang lầu 1, hỏi vọng xuống: "Cô nào đấy?", rồi xuống lầu mở cửa cười vui vẻ, dang hai tay ôm chặt từng người. Với tôi, thì ông thêm một câu như lời giới thiệu: "Dân Quảng Nam của mình đây. Quen nhau vài chục năm rồi". Nhưng vào chuyện, thì nhớ nhớ quên quên. Biết tên mình là Nguyễn Văn Hạnh, nhưng lấy ngón tay viết xuống bàn chừng ba vạch rồi… ngưng, rồi khóc: "Mình nhớ mẹ mình quá".

Tuần rồi, ngồi ăn sáng, uống cà phê, GS-TSKH Lê Ngọc Trà cho biết ông yếu lắm rồi. Chúng tôi bàn nhau lần gặp sau sẽ cùng đến thăm ông. Nhưng lời hứa chưa thực hiện được, thì ông đã ra đi. Nói như Phạm Phú Phong: "Ông không chỉ khẳng định nhân cách và ngòi bút của mình trên văn đàn mà còn luôn sừng sững, sâu đậm trong tâm tưởng nhiều thế hệ học trò trong cả nước" (Đất Quảng, 25 nhà văn thế kỷ XX, NXB Đà Nẵng, 2022, trang 257).

Xem thêm:

Tin liên quan

Nhà văn Lê Lựu đi về "Thời xa vắng"

Nhắc lại một chút kỷ niệm như là nén tâm nhang tiễn đưa thầy về nơi an nghỉ cuối cùng. Thầy đã để lại trong lòng người đọc, trong lòng nhiều thế hệ học trò những ấn tượng sâu sắc như thế là quá mừng rồi. Chúc thầy ra đi thanh thản.

GS-TS Nguyễn Văn Hạnh, sinh ngày 1-1-1931, tại Điện Tiến, Điện Bàn, Quảng Nam.

1954: Tập kết ra Bắc. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, ĐH Lomonosov, Moscow; bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngữ văn tại ĐH Lomonosov; Chủ nhiệm bộ môn lý luận văn học, Khoa Văn, ĐHSP Hà Nội.

Năm 1964, được phong học hàm Phó Giáo sư. 1975-1981, Trưởng Ban Điều hành Viện ĐH Huế, Hiệu trưởng ĐHSP Huế.

1981-1983: Phó trưởng Ban Văn hóa - Văn nghệ Trung ương. Năm 1983-1987: Thứ trưởng Bộ Giáo dục.

-1984, được phong học hàm Giáo sư.

-1987-1990: Phó trưởng Ban Văn hóa - Văn nghệ Trung ương.

1990-2002, Chuyên gia cao cấp Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Nghỉ hưu tại TP HCM.

Từ trần vào lúc 22 giờ 30 phút, ngày 19-11-2023 (nhằm ngày 7-10 năm Quý Mão). Thượng thọ: 93 tuổi

Tang lễ được tổ chức tại: Nhà Tang lễ Thành phố, Quốc lộ 1 A, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM.

Lễ nhập quan: 14 giờ ngày 20-11-2023.

Lễ động quan: 8 giờ ngày 22-11-2023.

Sau đó, linh cữu được đưa đi hỏa táng tại Trung tâm Hỏa táng Bình Hưng Hòa.

TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN

- Cơ sở lý luận văn học (4 tập, chủ trì và tham gia biên soạn, 1965-1971).

- Suy nghĩ về văn học (1972).

- Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, đồng chí (1980, 1985).

- Nam Cao, một đời người một đời văn (1993).

- Lý luận văn học, vấn đề và suy nghĩ (viết chung với Huỳnh Như Phương, 1995, 1999).

- Văn học và văn hóa, vấn đề và suy nghĩ (2002).

- Chuyện văn, chuyện đời (2004).

- Lý luận - phê bình văn học: thực trạng và khuynh hướng (2009)…