Số hóa bảo tàng để thu hút du khách

Ngành du lịch Việt Nam đang hướng đến mục tiêu đưa bảo tàng trở thành điểm đến hấp dẫn với khách du lịch trong nước và quốc tế

Sau thời gian chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID -19, các hoạt động của

Du khách tham quan Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Nội dung vẫn là cốt lõi

Tại TP HCM, phòng trưng bày ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ đã ứng dụng công nghệ trình chiếu 3D (thiết bị công nghệ Hologram) trong không gian trưng bày, giúp khách tham quan có thể cảm nhận hiện vật như trong không gian thực với nhiều góc độ khác nhau.

Số hóa công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tái hiện 5 nhà tù lớn ở miền Nam Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ trong một container mô phỏng đặt ngoài trời. Không chỉ sử dụng các công nghệ 3D, tại đây còn kết hợp cả các công nghệ ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh... nhằm thể hiện phần nào tính chân thật của các nhà tù xưa.

Bảo tàng Lịch sử TP HCM áp dụng "Bảo tàng tương tác thông minh 3D/360" phục vụ khách tham quan từ xa, mới đây còn đưa thêm mô hình Robot Sanbot ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để hướng dẫn khách tham quan, với các tính năng như: trình chiếu hình ảnh, video giới thiệu về bảo tàng, hiện vật, các phòng trưng bày...

Bảo tàng TP HCM cũng đã thử nghiệm số hóa tại Phòng trưng bày Thiên nhiên - Khảo cổ. Tại đây, khách tham quan sẽ được trang bị kính thực tế ảo để trải nghiệm hình ảnh các dạng địa hình ở TP HCM, các khu vực có hiện vật khảo cổ được tái hiện bằng hình ảnh ảo và gắn kết với các hiện vật tại chỗ đem lại sự hứng thú cho khách tham quan.

Theo những người trong cuộc, chuyển đổi số hay áp dụng công nghệ chỉ là điều kiện cần mà phải có thêm điều kiện đủ là việc đổi mới tư duy trong cách làm. Công nghệ sẽ phát triển không ngừng nhưng nếu nội dung vẫn không có gì thay đổi thì không thể phát huy tác dụng như mong muốn. Đối với bảo tàng, bản sắc và sức hấp dẫn tự thân vẫn là yếu tố chủ đạo, nội dung nghèo nàn thì dẫu công nghệ hiện đại đến mấy cũng khó lòng thu hút người xem.

Cục Di sản văn hóa cho biết trong thời gian qua, nguồn thu từ phí tham quan bảo tàng, di tích đã được các địa phương đầu tư ngược trở lại cho quản lý, bảo vệ, tu bổ và phát huy các giá trị di tích. Theo các chuyên gia di sản, thu phí về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích là điều hợp lý, thể hiện tinh thần cộng đồng trách nhiệm với di sản.