Tranh cãi quyền phụ nữ được để ngực trần nơi công cộng

Các nhà hoạt động Free Nipples đã đấu tranh để luật ngực trần có hiệu lực ở Catalonia, Tây Ban Nha. Thế nhưng một số bể bơi công cộng không tuân thủ luật này dẫn đến tranh cãi.

Phụ nữ có quyền để ngực trần tại các bể bơi công cộng ở Catalonia. Ảnh: iStock.

Các bể bơi công cộng ở vùng Catalonia của Tây Ban Nha đã được lệnh cho phép phụ nữ để ngực trần nếu không sẽ bị phạt nặng. Vùng Tây Bắc Tây Ban Nha đã chính thức thông qua luật vào năm 2020 theo dự luật bình đẳng của người Catalan sau khi các nhà hoạt động của Free Nipples đấu tranh để luật ngực trần có hiệu lực.

Theo đó, chính quyền khu vực được phép phạt các cơ quan chức năng không tuân theo phán quyết lên tới gần 550.000 USD. Tuy nhiên, một số hồ bơi công cộng vẫn chưa tuân thủ luật mới.

Đám đông thất vọng đã vận động bộ phận bình đẳng và nữ quyền của chính quyền Catalan viết thư cho các thị trấn địa phương để nhắc nhở họ về luật bắt buộc.

Bức thư cho biết "việc ngăn cản phụ nữ để ngực trần vi phạm quyền tự do lựa chọn của mỗi người đối với cơ thể của họ... Chính quyền địa phương phải bảo vệ chống lại sự phân biệt đối xử vì bất kỳ động cơ nào".

Chính quyền Catalan đã phát động một chiến dịch quảng cáo ủng hộ quyền được để ngực trần của phụ nữ vào năm ngoái. Một trong những video của họ tuyên bố: "Việc tính dục hóa phụ nữ bắt đầu khi họ còn trẻ và đồng hành suốt cuộc đời. Việc họ phải che ngực ở một số địa điểm là bằng chứng".

phu nu de nguc tran anh 1

Một chiến dịch quảng cáo do nhóm Free Nipples thực hiện. Ảnh: @mugronslliures.

Những người ủng hộ bình đẳng đã bắt đầu chiến dịch sau khi 2 người phụ nữ phàn nàn về việc bị yêu cầu che ngực tại các bể bơi công cộng. Neus Pociello, giám đốc điều hành của Viện Phụ nữ Catalan, nói với The Telegraph rằng chiến dịch này nhằm chấm dứt sự phân biệt đối xử.

Pociello nói: "Chúng tôi muốn cố gắng chống lại sự phân biệt đối xử mà phụ nữ đôi khi phải chịu khi họ để ngực trần trong một số tình huống như đến bể bơi. Phụ nữ nên có quyền tự do với cơ thể của họ. Sự phân biệt đối xử này bắt nguồn từ việc cơ thể phụ nữ bị tính dục hóa và bắt đầu từ khi họ còn nhỏ, trẻ em gái mặc bikini ngay cả khi chưa đến tuổi dậy thì. Chúng tôi hy vọng chiến dịch đảo ngược điều này."

Châu Âu có diện tích nhỏ thứ hai thế giới nhưng sở hữu nền văn hóa đa dạng, có lịch sử phát triển lâu đời. Tri thức Trực tuyến giới thiệu tới bạn đọc những trang sách về lục địa già.

> Xem thêm: Tủ sách du lịch châu Âu